Doanh nghiệp có thể gửi câu hỏi về thuế tới Tổng cục Thuế qua hình thức nào?
Doanh nghiệp có thể gửi câu hỏi về thuế tới Tổng cục Thuế qua hình thức nào?
Tại tiểu mục 6 Mục 2 Phần 2 Quy trình tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế ban hành kèm theo Quyết định 745/QĐ-TCT năm 2015 có quy định về giải đáp vướng mắc về thuế cho người nộp thuế như sau:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN, HỖ TRỢ NGƯỜI NỘP THUẾ
...
6. Giải đáp vướng mắc về thuế cho người nộp thuế
6.1. Giải đáp vướng mắc qua điện thoại hoặc trực tiếp tại cơ quan thuế
Bộ phận TTHT có nhiệm vụ tổ chức, bố trí cán bộ trực điện thoại và tiếp xúc trực tiếp với NNT để tiếp nhận và giải đáp vướng mắc về thuế cho NNT.
...
6.2. Giải đáp vướng mắc của NNT bằng văn bản
Đối với các văn bản vướng mắc do NNT gửi đến cơ quan Thuế theo đường bưu chính, việc tiếp nhận và luân chuyển được thực hiện theo quy định hiện hành về xử lý công văn hành chính.
Đối với các văn bản được NNT gửi trực tiếp tại bộ phận “một cửa” việc luân chuyển hồ sơ được thực hiện theo quy chế “một cửa” của cơ quan thuế.
Tất cả văn bản yêu cầu giải đáp vướng mắc được chuyển đến, bộ phận được phân công giải đáp vướng mắc phải thực hiện trả lời theo quy định về phân cấp trả lời văn bản của Tổng cục Thuế.
Việc theo dõi, lưu trữ, báo cáo và kiểm tra việc giải đáp vướng mắc của NNT bằng văn bản được thực hiện theo quy định hiện hành về xử lý công văn trong cơ quan thuế.
...
Như vậy căn cứ theo quy định nêu trên thì doanh nghiệp có thể gửi câu hỏi về thuế tới Tổng cục Thuế qua hình thức điện thoại hoặc trực tiếp tại cơ quan thuế, gửi trực tiếp tại bộ phận một cửa hoặc là gửi qua đường bưu chính.
Doanh nghiệp có thể gửi câu hỏi về thuế tới Tổng cục Thuế qua hình thức nào? (Hình từ Internet)
Giải đáp vướng mắc của người nộp thuế bằng văn bản tại cơ quan Tổng cục Thuế ra sao?
Tại tiết 6.2.2 tiểu mục 6 Mục 2 Phần 2 Quy trình tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế ban hành kèm theo Quyết định 745/QĐ-TCT năm 2015 có quy định về giải đáp vướng mắc của người nộp thuế bằng văn bản tại cơ quan Tổng cục Thuế như sau:
- Đơn vị được phân công giải đáp vướng mắc bằng văn bản cho NNT tại cơ quan Tổng cục Thuế thực hiện các bước công việc (xác định mức độ rõ ràng của câu hỏi, xác định căn cứ pháp lý trả lời, thực hiện trả lời) như tại cơ quan Cục Thuế và Chi cục Thuế.
- Thời hạn giải quyết được thực hiện theo Quy chế làm việc hiện hành của cơ quan Tổng cục Thuế.
Tổng cục thuế có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 2 Quyết định 41/2018/QĐ-TTg quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục thuế như sau:
(1) Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định:
- Các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ; dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quản lý thuế;
- Chiến lược, chương trình hành động, đề án, dự án quan trọng về quản lý thuế; Dự toán thu thuế hàng năm theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
(2) Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định:
- Dự thảo thông tư và các văn bản khác về lĩnh vực quản lý của Tổng cục Thuế;
- Kế hoạch hoạt động hàng năm của Tổng cục Thuế.
(3) Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, quy trình nghiệp vụ; văn bản quy phạm nội bộ và văn bản cá biệt thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Thuế.
(4) Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Thuế sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.
(5) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của Tổng cục Thuế.
(6) Tổ chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật:
- Hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; tổ chức công tác hỗ trợ người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện quy trình nghiệp vụ về đăng ký thuế, cấp mã số thuế, kê khai thuế, tính thuế, nộp thuế, hoàn thuế, khấu trừ thuế, miễn thuế, xóa nợ tiền thuế, tiền phạt và các nghiệp vụ khác có liên quan;
- Quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định việc miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, gia hạn thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế, xóa tiền nợ thuế, tiền phạt thuế;
- Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật;
- Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Ủy nhiệm cho các cơ quan, tổ chức trực tiếp thu một số khoản thuế theo quy định của pháp luật.
(7) Tổ chức các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động quản lý thuế.
(8) Được áp dụng các biện pháp hành chính để đảm bảo thực thi pháp luật về thuế:
- Yêu cầu người nộp thuế cung cấp sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và hồ sơ tài liệu khác có liên quan đến việc tính thuế, nộp thuế; yêu cầu tổ chức tín dụng, các tổ chức và cá nhân khác có liên quan cung cấp tài liệu và phối hợp với cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế;
- Ấn định thuế, truy thu thuế; thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế để thu tiền thuế nợ, tiền phạt vi phạm hành chính thuế.
(9) Lập hồ sơ kiến nghị khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế; thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng các trường hợp vi phạm pháp luật thuế.
(10) Thanh tra chuyên ngành thuế; kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật thuế; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật.
(11) Xây dựng, triển khai, quản lý phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu quốc gia chuyên ngành về thuế, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công tác quản lý thuế, công tác quản lý nội ngành và cung cấp các dịch vụ điện tử hỗ trợ người nộp thuế.
(12) Tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê về thuế và chế độ báo cáo tài chính theo quy định.
(13) Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về lĩnh vực thuế theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.
(14) Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Thuế theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.
(15) Tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của ngành thuế đối với người nộp thuế, các tổ chức, cá nhân khác có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý thuế và chấp hành nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
(16) Quản lý kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và tài sản được giao, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế theo quy định của pháp luật; thực hiện cơ chế quản lý tài chính và biên chế theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
(17) Thực hiện cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt.
(18) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao và theo quy định của pháp luật.
- Trách nhiệm của Tổng cục Thuế trong việc xây dựng, triển khai, quản lý vận hành Cổng thông tin điện tử?
- 08 nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý thuế là gì?
- Hóa đơn điện tử giả là gì? Tiêu hủy hóa đơn do cơ quan thuế đặt in sử dụng biện pháp nào?
- Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài có phải là người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp không?
- Có được lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết sau thời điểm kê khai quyết toán thuế TNDN không?
- Cách tra cứu ngành nghề kinh doanh theo mã số thuế? Quy định về đối tượng đăng ký thuế và cấp mã số thuế?
- Người lao động được công ty thưởng cổ phiếu có phải chịu thuế TNCN không?
- Người nộp thuế xuất nhập khẩu có phải là chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không?
- Đánh thuế TNCN đối với toàn bộ tiền tăng ca?
- Trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế, doanh nghiệp có phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn không?