Chế độ làm việc của Tổng cục Thuế như thế nào?
Chế độ làm việc của Tổng cục Thuế như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Quy chế làm việc của cơ quan Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 2282/QĐ-TCT năm 2017 quy định về nguyên tắc làm việc của Tổng cục Thuế như sau:
Nguyên tắc làm việc
1. Tổng cục Thuế làm việc theo chế độ Thủ trưởng, theo đúng nhiệm vụ, thẩm quyền, phạm vi trách nhiệm, tuân thủ quy định của pháp luật; Thực hiện nguyên tắc tập trung thống nhất, bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành của Tổng cục trưởng đối với mọi lĩnh vực công tác thuế; cấp dưới phải nghiêm túc chấp hành sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên, không chuyển các công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị lên cấp trên hoặc sang đơn vị khác; cấp trên không làm thay công việc của cấp dưới và ngược lại.
2. Phân công, phân nhiệm rõ ràng, xác định trách nhiệm và phát huy tính chủ động, sáng tạo của đơn đơn vị, Thủ trưởng đơn vị và công chức. Đề cao trách nhiệm của Người đứng đầu đơn vị, lãnh đạo phụ trách.
Trong phân công công việc, một người, một đơn vị được giao nhiều việc nhưng mỗi việc chỉ do một đơn vị, một người chịu trách nhiệm chính. Trường hợp một việc liên quan tới nhiều đơn vị thì phải có một đơn vị đầu mối. Công việc được giao cho đơn vị nào chủ trì thì Thủ trưởng đơn vị đó phải chịu trách nhiệm về công việc được giao. Thủ trưởng các đơn vị liên quan có trách nhiệm phối hợp với đơn vị chủ trì trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình và chịu trách nhiệm về nội dung, thời gian, chất lượng, kết quả phối hợp công tác.
3. Chủ động nắm bắt, giải quyết công việc đúng phạm vi thẩm quyền được phân công. Bảo đảm tuân thủ trình tự, thủ tục và thời gian giải quyết công việc theo đúng quy định của pháp luật, chương trình, kế hoạch công tác, Quy chế làm việc của Bộ Tài chính và Quy chế làm việc này, trừ các trường hợp khẩn cấp phải giải quyết gấp do tính chất công việc yêu cầu hoặc thực hiện theo chỉ đạo cụ thể của cơ quan cấp trên.
4. Bảo đảm dân chủ, rõ ràng, công khai, minh bạch, tập trung thống nhất, đoàn kết nhằm phát huy đầy đủ vai trò lãnh đạo của Đảng, sức mạnh của các tổ chức đoàn thể quần chúng để cùng tập thể lãnh đạo Tổng cục, các đơn vị thuộc, trực thuộc Tổng cục Thuế thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì Tổng cục Thuế làm việc theo chế độ Thủ trưởng, theo đúng nhiệm vụ, thẩm quyền, phạm vi trách nhiệm, tuân thủ quy định của pháp luật. Thực hiện nguyên tắc tập trung thống nhất, bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành của Tổng cục trưởng đối với mọi lĩnh vực công tác thuế.
Cấp dưới phải nghiêm túc chấp hành sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên, không chuyển các công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị lên cấp trên hoặc sang đơn vị khác và cấp trên không làm thay công việc của cấp dưới và ngược lại.
Chế độ làm việc của Tổng cục Thuế như thế nào? (Hình từ Internet)
Tổng cục trưởng Tổng cục thuế có thẩm quyền ký tất cả văn bản không?
Căn cứ theo Điều 22 Quy chế làm việc của cơ quan Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 2282/QĐ-TCT năm 2017 quy định về quy định về việc ký văn bản như sau:
Quy định về việc ký văn bản
1. Tổng cục trưởng ký các văn bản sau:
1.1. Tất cả các văn bản thuộc thẩm quyền của Tổng cục Thuế;
1.2. Ký thừa ủy quyền (TUQ.) Bộ trưởng Bộ Tài chính một số văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính khi được Bộ trưởng Bộ Tài chính ủy quyền.
2. Phó Tổng cục trưởng ký:
2.1. Ký thay (KT.) Tổng cục trưởng các văn bản thuộc lĩnh vực chuyên môn đã được phân công.
Đại diện Tổng cục Thuế, ký thay (KT.) Tổng cục trưởng các văn bản liên quan đến phê duyệt, tham gia ký kết, thanh toán và thanh lý các hợp đồng giao dịch (phục vụ cho hoạt động của Tổng cục Thuế) với đối tác bên ngoài Tổng cục Thuế liên quan đến việc triển khai nhiệm vụ thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách (theo Quyết định số 1947/QĐ-TCT ngày 07/11/2017 về việc ủy quyền tham gia các giao dịch với đối tác bên ngoài Tổng cục Thuế /hoặc văn bản ủy quyền, giao quyền, phân công khác của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế có hiệu lực tại thời điểm thi hành)
2.2. Khi Tổng cục trưởng vắng mặt, Phó Tổng cục trưởng được Tổng cục trưởng chỉ định, ủy quyền, phân công thay Tổng cục trưởng chỉ đạo, điều hành ký thay các văn bản thuộc thẩm quyền của Tổng cục trưởng.
2.3. Ký các văn bản thuộc lĩnh vực của Phó Tổng cục trưởng khác trong trường hợp được phân công phụ trách thêm lĩnh vực công việc của Phó Tổng cục trưởng khác vắng mặt tại cơ quan Tổng cục Thuế từ hai (02) ngày trở lên.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì Tổng cục trưởng Tổng cục thuế có thẩm quyền ký tất cả văn bản thuộc thẩm quyền của Tổng cục Thuế và ký thừa ủy quyền Bộ trưởng Bộ Tài chính một số văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính khi được Bộ trưởng Bộ Tài chính ủy quyền.
Tổng cục Thuế là tổ chức thuộc cơ quan nào?
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 41/2018/QĐ-TTg quy định như sau:
Vị trí và chức năng
1. Tổng cục Thuế là tổ chức thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về các khoản thu nội địa trong phạm vi cả nước, bao gồm: thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế); tổ chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật."
2. Tổng cục Thuế có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Theo đó, Tổng cục Thuế là tổ chức thuộc Bộ Tài chính theo quy định trên của pháp luật hiện hành.
- Hiệp định thuế là gì? Trách nhiệm và quyền hạn của Cơ quan thuế trong quản lý giá giao dịch liên kết ra sao?
- Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân mới nhất?
- Kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài 6 tháng đầu năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài là khi nào?
- Sử dụng hóa đơn không hợp pháp là gì? Sử dụng hóa đơn không hợp pháp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu trên 500 triệu một năm thì mức thuế môn bài cần nộp là bao nhiêu?
- Phí trọng tài là gì? Chi nhánh của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam có quyền thu phí trọng tài không?
- Người đang nợ thuế sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng cách khấu trừ thuế vào tiền lương đúng không?
- Mẫu thông báo nộp lệ phí trước bạ nhà đất của cơ quan thuế theo Nghị định 126?
- Các trường hợp được hưởng 100% bảo hiểm y tế từ 01/7/2025? Người nước ngoài có được giảm trừ thuế TNCN khi đóng BHYT không?
- Điều kiện cấp giấy phép hoạt động điện lực từ 01/02/2025? Doanh thu từ hoạt động sản xuất bán điện có được hưởng ưu đãi thuế TNDN?