Hóa đơn điện tử giả là gì? Tiêu hủy hóa đơn do cơ quan thuế đặt in sử dụng biện pháp nào?

Theo quy định hiện nay thì hóa đơn điện tử giả là gì? Tiêu hủy hóa đơn do cơ quan thuế đặt in sử dụng biện pháp nào?

Hóa đơn điện tử giả là gì?

Căn cứ theo khoản 8 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được thể hiện theo hình thức hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.
2. Hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế, trong đó:
a) Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua.
Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm số giao dịch là một dãy số duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế tạo ra và một chuỗi ký tự được cơ quan thuế mã hóa dựa trên thông tin của người bán lập trên hóa đơn.
b) Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế.
3. Hóa đơn do cơ quan thuế đặt in là hóa đơn được thể hiện dưới dạng giấy do cơ quan thuế đặt in để bán cho tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng và trường hợp được mua hóa đơn của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 23 Nghị định này để sử dụng khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
4. Chứng từ là tài liệu dùng để ghi nhận thông tin về các khoản thuế khấu trừ, các khoản thu thuế, phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật quản lý thuế. Chứng từ theo quy định tại Nghị định này bao gồm chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, biên lai thuế, phí, lệ phí được thể hiện theo hình thức điện tử hoặc đặt in, tự in.
5. Chứng từ điện tử bao gồm các loại chứng từ, biên lai theo khoản 4 Điều này được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ thuế cấp cho người nộp thuế hoặc do tổ chức thu thuế, phí, lệ phí cấp cho người nộp bằng phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật phí, lệ phí, pháp luật thuế.
6. Chứng từ đặt in, tự in bao gồm các loại chứng từ, biên lai theo khoản 4 Điều này được thể hiện ở dạng giấy do cơ quan thuế, tổ chức thu thuế, phí, lệ phí đặt in theo mẫu để sử dụng hoặc tự in trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các thiết bị khác khi khấu trừ thuế, khi thu thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật phí, lệ phí, pháp luật thuế.
7. Hóa đơn, chứng từ hợp pháp là hóa đơn, chứng từ đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định tại Nghị định này.
8. Hóa đơn, chứng từ giả là hóa đơn, chứng từ được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn, chứng từ đã được thông báo phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn, chứng từ hoặc làm giả hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử.
...

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì hóa đơn điện tử giả là hóa đơn được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn, chứng từ đã được thông báo phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn, chứng từ hoặc làm giả hóa đơn điện tử.

Hóa đơn điện tử giả là gì? Tiêu hủy hóa đơn do cơ quan thuế đặt in sử dụng biện pháp nào?

Hóa đơn điện tử giả là gì? Tiêu hủy hóa đơn do cơ quan thuế đặt in sử dụng biện pháp nào? (Hình từ Internet)

Sử dụng hóa đơn điện tử giả bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ
1. Sử dụng hóa đơn, chứng từ trong các trường hợp sau đây là hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp:
a) Hóa đơn, chứng từ giả;
b) Hóa đơn, chứng từ chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng;
c) Hóa đơn bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn, trừ trường hợp được phép sử dụng theo thông báo của cơ quan thuế;
d) Hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế;
...

Như vậy, hành vi sử dụng hóa đơn giả là hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp.

Đồng thời, khoản 1 Điều 28 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn như sau:

Xử phạt đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn quy định tại Điều 4 Nghị định này, trừ trường hợp được quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 16 và điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định này.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy hóa đơn đã sử dụng.

Theo quy định trên thì hành vi sử dụng hóa đơn điện tử giả có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 và có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc hủy hóa đơn đã sử dụng.

Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt đối với tổ chức. Mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm bằng 1/2 lần mức phạt tiền đối với tổ chức căn cứ theo khoản 5 Điều 5 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

Tiêu hủy hóa đơn do cơ quan thuế đặt in sử dụng biện pháp nào?

Căn cứ theo khoản 11 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:

- Tiêu hủy hóa đơn, chứng từ:

+ Tiêu hủy hóa đơn, chứng từ điện tử là biện pháp làm cho hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử không còn tồn tại trên hệ thống thông tin, không thể truy cập và tham chiếu đến thông tin chứa trong hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử.

+ Tiêu hủy hóa đơn do cơ quan thuế đặt in, tiêu hủy chứng từ đặt in, tự in là việc sử dụng biện pháp đốt cháy, cắt, xé nhỏ hoặc hình thức tiêu hủy khác, đảm bảo hóa đơn, chứng từ đã tiêu hủy sẽ không thể sử dụng lại các thông tin, số liệu trên đó.

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì tiêu hủy hóa đơn do cơ quan thuế đặt in sử dụng biện pháp như: đốt cháy, cắt, xé nhỏ hoặc hình thức tiêu hủy khác.

Hóa đơn điện tử
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Có phải ngừng sử dụng hóa đơn điện tử khi bị yêu cầu tạm ngừng kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện?
Hỏi đáp Pháp luật
Ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẻ điện tử là gì? Thẻ điện tử có ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử là số mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ gửi trực tiếp dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế phải đáp ứng yêu cầu gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế có được dùng cho doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử?
Hỏi đáp Pháp luật
Có thể xuất hóa đơn điện tử không đúng thời điểm được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn xuất hóa đơn quà tặng cho nhân viên mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu hóa đơn điện tử bán tài sản công áp dụng từ 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Khách hàng không có mã số thuế khi xuất hóa đơn điện tử có bắt buộc phải thể hiện mã số thuế người mua không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thay đổi ký hiệu hóa đơn điện tử trong năm 2025 như thế nào?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 32

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;