Dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp rủi ro về hóa đơn, hoàn thuế GTGT?

Tổng cục Thuế chỉ ra dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp rủi ro về hóa đơn, hoàn thuế GTGT là gì?

Dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp rủi ro về hóa đơn, hoàn thuế GTGT?

Tổng cục Thuế đã có Công văn 1873/TCT-TTKT năm 2022 nêu 25 dấu hiệu doanh nghiệp rủi ro về hóa đơn, hoàn thuế GTGT như sau:

STT

Dấu hiệu doanh nghiệp có rủi ro về hóa đơn, hoàn thuế GTGT

1

Doanh nghiệp thay đổi người đại diện trước pháp luật từ 02 lần trở lên trong vòng 12 tháng hoặc thay đổi người đại diện trước pháp luật đồng thời chuyển địa điểm kinh doanh

2

Doanh nghiệp có số lần thay đổi trạng thái hoạt động/thay đổi kinh doanh từ 02 lần trong năm.

3

Doanh nghiệp mới thành lập chuyển địa điểm kinh doanh nhiều lần trong 01 - 02 năm hoạt động.

4

Doanh nghiệp chuyển địa điểm hoạt động kinh doanh sau khi đã có Thông báo không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.

5

Doanh nghiệp thành lập do cá nhân có quan hệ gia đình cùng góp vốn như vợ, chồng, anh em ruột....

6

Doanh nghiệp thành lập mới do người đứng tên giám đốc, đại diện theo pháp luật có Công ty do cơ quan thuế đã có thông báo bỏ địa chỉ kinh doanh (còn nợ thuế), tạm ngừng hoạt động kinh doanh có thời hạn.

7

Doanh nghiệp thành lập nhiều năm không phát sinh doanh thu, sau đó bán, chuyển nhượng cho người khác.

8

Doanh nghiệp thành lập không có giấy phép hoạt động khai thác khoáng sản nhưng xuất hóa đơn tài nguyên, khoáng sản.

9

Doanh nghiệp có hàng hóa bán ra, mua vào không phù hợp với điều kiện, đặc điểm từng vùng.

10

Doanh nghiệp chưa nộp đủ vốn điều lệ theo đăng ký.

11

Các doanh nghiệp mua bán, sáp nhập với giá trị dưới 100 triệu đồng.

12

Các doanh nghiệp có phát sinh ngành nghề cho thuê nhân công (phát sinh lớn):

- Kinh doanh siêu thị (bán lẻ hàng hóa tiêu dùng, hàng điện máy);

- Kinh doanh ăn uống, nhà hàng, khách sạn;

- Kinh doanh vận tải; kinh doanh vật liệu xây dựng;

- Kinh doanh xăng dầu;

- Kinh doanh trong lĩnh vực khai thác đất, đá, cát, sỏi; kinh doanh khoáng sản (than, cao lanh, quặng sắt ...);

- Kinh doanh nông lâm sản (dăm gỗ, gỗ ván, gỗ thanh,...).

13

Doanh thu tăng đột biến:

Kỳ kê khai trước doanh thu rất thấp, xấp xỉ bằng 0 nhưng kỳ sau đột biến về doanh thu hoặc có doanh thu kỳ sau đột biến tăng (từ 03 lần trở lên so doanh thu bình quân của các kỳ trước)

Số thuế giá trị gia tăng (GTGT) phát sinh phải nộp thấp (thuế GTGT phải nộp < 1 % doanh số phát sinh trong kỳ).

14

Doanh thu lớn nhưng kho hàng không tương xứng hoặc không có kho hàng, không phát sinh chi phí thuê kho.

15

Doanh thu kê khai hàng năm phát sinh từ trên 10 tỷ đồng nhưng số thuế phát sinh phải nộp thấp dưới 100 triệu đồng (1 %).

16

Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn với số lượng lớn (từ 500 - 2000 số hóa đơn). Số lượng hóa đơn xóa bỏ lớn, bình quân chiếm khoảng 20% số hóa đơn sử dụng.

17

Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Thông tư 78/2021/TT-BTC có số lượng hóa đơn điện tử giảm bất thường so với số lượng hóa đơn đã sử dụng theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP.

18

Doanh nghiệp không có thông báo phát hành hóa đơn hoặc có thông báo phát hành nhưng không có báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (hoặc chậm báo cáo).

19

Doanh nghiệp có giá trị hàng hóa bán ra, thuế GTGT đầu ra bằng hoặc chênh lệch rất nhỏ so với giá trị hàng hóa mua vào, thuế GTGT đầu vào.

20

Doanh nghiệp có hàng hóa dịch vụ bán ra không phù hợp với hàng hóa dịch vụ mua vào.

21

Doanh nghiệp có doanh thu và thuế GTGT đầu ra, đầu vào lớn nhưng không phát sinh số thuế phải nộp, có số thuế GTGT âm nhiều kỳ.

22

Doanh nghiệp không có tài sản cố định hoặc giá trị tài sản cố định rất thấp.

23

Doanh nghiệp có giao dịch đáng ngờ qua ngân hàng (tiền vào và rút ra ngay trong ngày).

24

Doanh nghiệp sử dụng lao động không tương xứng với quy mô và ngành nghề hoạt động

25

Một cá nhân đứng tên (người đại diện theo pháp luật) thành lập, điều hành nhiều doanh nghiệp.

Dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp rủi ro về hóa đơn, hoàn thuế GTGT?

Dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp rủi ro về hóa đơn, hoàn thuế GTGT?

Nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý thuế ra sao?

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 31/2021/TT-BTC quy định nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý thuế như sau:

- Áp dụng quản lý rủi ro đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của quản lý thuế; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để người nộp thuế tự nguyện tuân thủ tốt các quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế đồng thời phòng chống, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về thuế và quản lý thuế.

- Thông tin quản lý rủi ro được thu thập từ các nguồn thông tin bên trong và bên ngoài cơ quan thuế (bao gồm cả thông tin từ nước ngoài) theo quy định của pháp luật; được quản lý tập trung tại Tổng cục Thuế thông qua hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin và được xử lý, chia sẻ, cung cấp cho cơ quan thuế các cấp, các cơ quan quản lý nhà nước khác để phục vụ cho mục đích quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

- Việc đánh giá, phân loại mức độ tuân thủ pháp luật thuế và mức độ rủi ro người nộp thuế được thực hiện tự động, định kỳ, theo một hoặc kết hợp các phương pháp quy định tại Thông tư 31/2021/TT-BTC trên cơ sở các quy định của pháp luật, các quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế, dựa trên phân đoạn người nộp thuế, các tiêu chí quy định tại Thông tư 31/2021/TT-BTC và cơ sở dữ liệu về người nộp thuế.

- Căn cứ vào kết quả đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế, phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế, thông tin có trên các ứng dụng hỗ trợ quản lý thuế của cơ quan thuế, thông tin dấu hiệu vi phạm, dấu hiệu rủi ro khác được cung cấp tại thời điểm ra quyết định, cơ quan thuế thực hiện:

+ Quyết định kiểm tra, thanh tra, giám sát, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ phù hợp.

+ Xây dựng kế hoạch nâng cao tuân thủ tổng thể phù hợp với nguồn lực của cơ quan thuế dựa trên kết quả phân tích bản chất hành vi, nguyên nhân và quy mô của mỗi mức độ tuân thủ pháp luật thuế, mức độ rủi ro.

- Trường hợp đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật, quy định tại Thông tư 31/2021/TT-BTC và các quy định, hướng dẫn về quản lý rủi ro, công chức thuế được miễn trừ trách nhiệm cá nhân theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp ứng dụng quản lý rủi ro gặp sự cố hoặc chưa đáp ứng yêu cầu áp dụng quản lý rủi ro theo nội dung quy định tại Thông tư 31/2021/TT-BTC, việc áp dụng quản lý rủi ro được thực hiện thủ công bằng phê duyệt văn bản đề xuất hoặc văn bản ký phát hành của người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Trường hợp có thay đổi thông tin dẫn đến thay đổi kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế, ứng dụng quản lý rủi ro chưa tự động điều chỉnh mức độ tuân thủ và mức độ rủi ro, việc cập nhật thay đổi kết quả đánh giá được thực hiện thủ công bởi công chức, sau khi có phê duyệt của người có thẩm quyền.

- Kết quả áp dụng các biện pháp nghiệp vụ tương ứng với các mức xếp hạng rủi ro phải được cập nhật đầy đủ, chính xác vào các ứng dụng hỗ trợ quản lý thuế của cơ quan thuế hoặc ứng dụng quản lý rủi ro đối với từng trường hợp cụ thể, phục vụ hoàn thiện và thực hiện đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại rủi ro người nộp thuế trong kỳ tiếp theo.

Có mấy phương pháp đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế?

Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 31/2021/TT-BTC quy định thì có 03 phương pháp đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế, cụ thể:

Mức độ tuân thủ pháp luật thuế và mức độ rủi ro người nộp thuế được xác định theo một hoặc kết hợp các phương pháp dưới đây:

- Phương pháp chấm điểm và phân loại theo điểm.

- Phương pháp học máy.

- Phương pháp xếp hạng theo danh mục.

Hoàn thuế gtgt
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Bảng kê chứng từ hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài xuất cảnh mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng nào được hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu?
Hỏi đáp Pháp luật
Dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp rủi ro về hóa đơn, hoàn thuế GTGT?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT gồm những gì?
Tác giả: Đỗ Văn Minh
Lượt xem: 69

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;