Đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trong trường hợp nào sẽ không chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp?
- Đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trong trường hợp nào sẽ không chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp?
- Đất ở tại nông thôn vùng điều kiện khó khăn thì thuộc đối tượng chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không?
- Loại đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh nào thuộc đối tượng không chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp?
Đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trong trường hợp nào sẽ không chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp?
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 3 Nghị định 53/2011/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng không chịu thuế
Đất phi nông nghiệp sử dụng không vào mục đích kinh doanh quy định tại Điều 3 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp thuộc đối tượng không chịu thuế, cụ thể:
1. Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm:
a) Đất giao thông, thủy lợi bao gồm đất sử dụng vào mục đích xây dựng công trình đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, đường sắt, đất xây dựng kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay, bao gồm cả đất nằm trong quy hoạch xây dựng cảng hàng không, sân bay nhưng chưa xây dựng do được phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn phát triển được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đất xây dựng các hệ thống cấp nước (không bao gồm nhà máy sản xuất nước), hệ thống thoát nước, hệ thống công trình thủy lợi, đê, đập và đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn giao thông, an toàn thủy lợi;
b) Đất xây dựng công trình văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng bao gồm đất sử dụng làm nhà trẻ, trường học, bệnh viện, chợ, công viên, vườn hoa, khu vui chơi cho trẻ em, quảng trường, công trình văn hóa, điểm bưu điện - văn hóa xã, phường, thị trấn, tượng đài, bia tưởng niệm, bảo tàng, cơ sở phục hồi chức năng cho người khuyết tật, cơ sở dạy nghề, cơ sở cai nghiện ma túy, trại giáo dưỡng, trại phục hồi nhân phẩm; khu nuôi dưỡng người già và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn;
c) Đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định bảo vệ;
d) Đất xây dựng công trình công cộng khác bao gồm đất sử dụng cho mục đích công cộng trong khu đô thị, khu dân cư nông thôn; đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đất xây dựng công trình hệ thống đường dây tải điện, hệ thống mạng truyền thông, hệ thống dẫn xăng, dầu, khí và đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn các công trình trên; đất trạm điện; đất hồ, đập thủy điện; đất xây dựng nhà tang lễ, nhà hỏa táng; đất để chất thải, bãi rác, khu xử lý chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
...
Như vậy, đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh làm thắng cảnh không chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp với điều kiện là đất đó không sử dụng vào mục đích kinh doanh và đã được xếp hạng hoặc được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định bảo vệ.
Đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trong trường hợp nào sẽ không chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp? (Hình ảnh từ Internet)
Đất ở tại nông thôn vùng điều kiện khó khăn thì thuộc đối tượng chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 53/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp quy định như sau:
Đối tượng chịu thuế
Đối tượng chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Cụ thể như sau:
1. Đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị:
2. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, gồm:
a) Đất xây dựng khu công nghiệp bao gồm đất để xây dựng cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất và các khu sản xuất, kinh doanh tập trung khác có cùng chế độ sử dụng đất;
b) Đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh bao gồm đất để xây dựng cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; xây dựng cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ và các công trình khác phục vụ cho sản xuất, kinh doanh (kể cả đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh trong khu công nghệ cao, khu kinh tế);
c) Đất để khai thác khoáng sản, đất làm mặt bằng chế biến khoáng sản, trừ trường hợp khai thác khoáng sản mà không ảnh hưởng đến lớp đất mặt hoặc mặt đất;
d) Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm bao gồm đất để khai thác nguyên liệu và đất làm mặt bằng chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
3. Đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 3 Nghị định này được các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích kinh doanh.
Như vậy, đất ở tại nông thôn không phân biệt là vùng khó khăn hay các vùng còn lại đều thuộc đối tượng chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
Loại đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh nào thuộc đối tượng không chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp?
Căn cứ khoản 7 Điều 3 Nghị định 53/2011/NĐ-CP có quy định các loại đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh thuộc đối tượng không chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp gồm:
- Đất thuộc doanh trại, trụ sở đóng quân;
- Đất làm căn cứ quân sự;
- Đất làm các công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và các công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh;
- Đất làm ga, cảng quân sự;
- Đất làm các công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh;
- Đất làm kho tàng của các đơn vị vũ trang nhân dân;
- Đất làm trường bắn, thao trường, bãi tập, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí;
- Đất làm nhà khách, nhà công vụ, nhà thi đấu, nhà tập luyện thể dục, thể thao và các cơ sở khác thuộc khuôn viên doanh trại, trụ sở đóng quân của các đơn vị vũ trang nhân dân;
- Đất làm trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý;
- Đất xây dựng các công trình chiến đấu, công trình nghiệp vụ quốc phòng, an ninh khác do Chính phủ quy định.
- Mẫu 08-MST điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế mới nhất ra sao?
- Tổng hợp toàn bộ 7 vấn đề về lệ phí môn bài 2025 cần biết?
- Tiền bán ghi trên hóa đơn bán tài sản công có bao gồm thuế VAT chưa?
- Chính thức giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đến hết 30/6/2025 theo Công điện 08?
- Mẫu hóa đơn điện tử bán tài sản công áp dụng từ 2025?
- Từ 06/02/2025, người nộp thuế tạm ngừng hoạt động có phải gửi thông báo đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp không?
- Từ 06/02/2025 việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế của người nộp thuế được thực hiện thế nào?
- Có được khoanh nợ tiền thuế khi bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh?
- Tờ khai quyết toán thuế TNCN có cần phải có chữ ký của nhân viên đại lý thuế không?
- Khai thuế TNCN theo từng lần phát sinh áp dụng đối với những thu nhập nào?