Cải cách chính sách thuế theo chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 với mục tiêu cụ thể ra sao?

Mục tiêu cụ thể cải cách chính sách thuế theo chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 ra sao? Hiện nay cơ quan quản lý thuế là cơ quan nào?

Cải cách chính sách thuế theo chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 với mục tiêu cụ thể ra sao?

Theo khoản 1 Mục 2 Điều 1 Quyết định 508/QĐ-TTg năm 2022 quy định thì mục tiêu cải cách chính sách thuế theo chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 như sau:

- Hoàn thiện đồng bộ hệ thống chính sách thuế của Việt Nam phù hợp với các tiêu chuẩn của hệ thống thuế tốt theo thông lệ quốc tế, đồng thời đáp ứng yêu cầu về nguồn lực để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, bao gồm các sắc thuế, phí, lệ phí chủ yếu sau đây:

+ Thuế giá trị gia tăng;

+ Thuế tiêu thụ đặc biệt;

+ Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp;

+ Thuế thu nhập cá nhân;

+ Thuế tài nguyên;

+ Thuế sử dụng đất nông nghiệp;

+ Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;

+ Thuế bảo vệ môi trường;

+ Các khoản phí, lệ phí và thu khác thuộc ngân sách nhà nước.

- Về quy mô thu ngân sách từ thuế, phí, bảo đảm duy trì tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước từ thuế, phí ở mức ổn định, hợp lý và phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từng giai đoạn 05 năm 2021 - 2025 và 2026 - 2030, trong giai đoạn đầu tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, người dân khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất, kinh doanh do ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh Covid-19. Cụ thể:

+ Đến năm 2025: tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước bình quân không thấp hơn 16% GDP, trong đó, tỷ lệ huy động từ thuế, phí khoảng 13 - 14% GDP; tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu ngân sách nhà nước phấn đấu đến năm 2025 đạt khoảng 85 - 86%. Trong giai đoạn đầu tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, người dân khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất, kinh doanh do ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh Covid-19.

+ Đến năm 2030: tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước khoảng 16 - 17% GDP, trong đó, tỷ lệ huy động từ thuế, phí khoảng 14 - 15% GDP; tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu ngân sách nhà nước phấn đấu đến năm 2030 đạt khoảng 86 - 87%.

Cải cách chính sách thuế theo chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 với mục tiêu cụ thể ra sao?

Cải cách chính sách thuế theo chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 với mục tiêu cụ thể ra sao? (Hình từ Internet)

Hiện nay cơ quan quản lý thuế là cơ quan nào?

Theo Điều 2 Luật Quản lý thuế 2019 quy định:

Đối tượng áp dụng
1. Người nộp thuế bao gồm:
a) Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
b) Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước;
c) Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế.
2. Cơ quan quản lý thuế bao gồm:
a) Cơ quan thuế bao gồm Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực;
b) Cơ quan hải quan bao gồm Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan, Chi cục Hải quan.
3. Công chức quản lý thuế bao gồm công chức thuế, công chức hải quan.
4. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Theo đó hiện nay các cơ quan quản lý thuế bao gồm 2 nhóm sau:

- Nhóm cơ quan thuế bao gồm Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực;

- Nhóm cơ quan hải quan bao gồm Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan, Chi cục Hải quan.

Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm gì trong hợp tác quốc tế về thuế?

Theo Điều 12 Luật Quản lý thuế 2019 quy định đối với vấn đề hợp tác quốc tế về thuế của cơ quan quản lý thuế thì trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm sau đây:

- Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính đề xuất đàm phán, ký kết và thực hiện quyền, nghĩa vụ và bảo đảm lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

- Đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện thỏa thuận song phương, đa phương với cơ quan quản lý thuế nước ngoài;

- Tổ chức khai thác, trao đổi thông tin và hợp tác nghiệp vụ với cơ quan quản lý thuế nước ngoài, các tổ chức quốc tế có liên quan. Trao đổi thông tin về người nộp thuế, thông tin về các bên liên kết với cơ quan thuế nước ngoài phục vụ công tác quản lý thuế đối với giao dịch liên kết;

- Thực hiện các biện pháp hỗ trợ thu thuế theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên bao gồm:

+ Đề nghị cơ quan quản lý thuế nước ngoài và các cơ quan có thẩm quyền thực hiện hỗ trợ thu thuế tại nước ngoài đối với các khoản nợ thuế tại Việt Nam mà người nộp thuế có nghĩa vụ phải nộp khi người nộp thuế không còn ở Việt Nam;

+ Thực hiện hỗ trợ thu thuế theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế nước ngoài đối với các khoản nợ thuế phải nộp tại nước ngoài của người nộp thuế tại Việt Nam bằng biện pháp đôn đốc thu nợ thuế theo quy định của Luật này và phù hợp với thực tiễn quản lý thuế của Việt Nam.

Chính sách thuế
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Lộ trình cải cách chính sách thuế ra sao theo Nghị quyết 98?
Hỏi đáp Pháp luật
Cải cách chính sách thuế theo chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 với mục tiêu cụ thể ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều chỉnh chính sách thuế về xuất khẩu sản phẩm clanhke xi măng theo Chỉ thị 28 đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất chính sách thuế phù hợp đối với các hàng hoá có nguy cơ cho sức khỏe theo Quyết định 89 đúng không?
Tác giả:
Lượt xem: 38
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;