Biên bản vi phạm hành chính về thuế có bắt buộc có chữ ký của người vi phạm không?

Có bắt buộc có chữ ký của người vi phạm trong biên bản vi phạm hành chính về thuế? Cơ quan nào thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về thuế?

Biên bản vi phạm hành chính về thuế có bắt buộc có chữ ký của người vi phạm không?

Căn cứ khoản 5 Điều 12 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Lập biên bản vi phạm hành chính
...
5. Ký biên bản vi phạm hành chính:
a) Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký, trừ trường hợp biên bản được lập theo quy định tại khoản 7 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người phiên dịch, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại, thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều trang, thì phải ký vào từng trang biên bản;
b) Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký, điểm chỉ vào biên bản hoặc có mặt nhưng từ chối ký, điểm chỉ vào biên bản hoặc trường hợp không xác định được đối tượng vi phạm hành chính, thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc của ít nhất một người chứng kiến xác nhận việc cá nhân, tổ chức vi phạm không ký vào biên bản; trường hợp không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến, thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.
...

Như vậy, theo quy định trên thì biên bản vi phạm hành chính về thuế bắt buộc phải có chữ ký của người vi phạm, nếu người vi phạm không ký được thì có thể điểm chỉ trừ trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập, gửi bằng phương thức điện tử đối với cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin.

Biên bản vi phạm hành chính về thuế có bắt buộc có chữ ký của người vi phạm không?

Biên bản vi phạm hành chính về thuế có bắt buộc có chữ ký của người vi phạm không? (Hình từ Internet)

Thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính về thuế được xác định như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 12 Nghị định 118/2021/NĐ-CP thì thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính về thuế được xác định như sau:

- Biên bản vi phạm hành chính được lập trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi phát hiện vi phạm hành chính;

- Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc có phạm vi rộng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, thì biên bản vi phạm hành chính được lập trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi phát hiện vi phạm hành chính;

- Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc phải xác định giá trị tang vật, phương tiện, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm và xác minh tình tiết liên quan, thì biên bản vi phạm hành chính được lập trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày xác định được đối tượng vi phạm bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc nhận được kết quả xác định giá trị tang vật, phương tiện, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm và xác minh tình tiết liên quan;

- Trường hợp vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa, thì người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính hoặc người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính và chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga;

- Trường hợp một vụ việc có nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau, trong đó có hành vi được phát hiện bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc phải xác định giá trị tang vật, phương tiện, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm và xác minh tình tiết liên quan, thì biên bản vi phạm hành chính được lập đối với các hành vi trong vụ việc đó trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày xác định được đối tượng vi phạm bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc nhận được đầy đủ kết quả xác định giá trị tang vật, phương tiện, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm và xác minh tình tiết liên quan.

Cơ quan nào có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về thuế?

Theo khoản 1 Điều 36 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về thuế như sau:

Lập biên bản vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
1. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 32, 33, 34 Nghị định này hoặc người đang thi hành công vụ thuộc cơ quan hành chính nhà nước phát hiện hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính.
...

Bên cạnh đó, căn cứ Điều 32, 33, 34 Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì cơ quan có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về thuế cụ thể như sau:

- Trong cơ quan thuế bao gồm: công chức thuế đang thi hành công vụ, Đội trưởng Đội Thuế, Chi cục trưởng Chi cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Thanh tra: Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ; Chánh thanh tra Sở Tài chính, Trưởng đoàn thanh tra Cục Thuế, Trưởng đoàn thanh tra Tổng cục Thuế thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; Trưởng đoàn thanh tra Bộ Tài chính thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; Chánh thanh tra Bộ Tài chính.

Vi phạm hành chính về thuế
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Các vi phạm hành chính về thuế nào bị phạt cảnh cáo?
Hỏi đáp Pháp luật
Biên bản vi phạm hành chính về thuế có bắt buộc có chữ ký của người vi phạm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nộp thuế thay có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn có thời hiệu thi hành bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân được miễn tiền phạt vi phạm hành chính về thuế còn lại ghi trong quyết định xử phạt do không có khả năng thi hành quyết định ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp đã phá sản thì có bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào phải giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn?
Hỏi đáp Pháp luật
Những trường hợp nào không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn?
Hỏi đáp Pháp luật
02 hình thức xử phạt chính khi xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;