Bảng lương giáo viên 2025? Lương giáo viên công lập đóng thuế TNCN khi nào?

Năm 2025 bảng lương giáo viên được quy định như thế nào? Khi nào thì lương giáo viên công lập phải đóng thuế TNCN?

Bảng lương giáo viên 2025?

Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với viên chức như sau:

Mức lương cơ sở
...
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
...

Tuy nhiên, căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 159/2024/QH15 về thực hiện chính sách tiền lương như sau:

Về thực hiện chính sách tiền lương, một số chính sách xã hội
1. Chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công trong năm 2025.
....

Đồng thời, căn cứ Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV quy định mức lương cơ sở đối với giáo viên công lập được tính theo công thức:

Mức lương = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng

Như vậy, trong năm 2025 sẽ chưa tăng tiền lương khu vực công, đồng nghĩa lương cơ sở năm 2025 của giáo viên công lập sẽ giữ nguyên ở mức 2.340.000 đồng/tháng.

Từ đó, bảng lương giáo viên 2025 sẽ được xác định như sau:

Bảng lương giáo viên 2025: Giáo viên mầm non theo quy định tại Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT

Tải về Xem thêm toàn bộ Bảng lương giáo viên 2025: Giáo viên mầm non.

Bảng lương giáo viên 2025: giáo viên tiểu học theo quy định tại Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT

Tải về Xem thêm toàn bộ Bảng lương giáo viên 2025: Giáo viên tiểu học.

Bảng lương giáo viên 2025: giáo viên trung học cơ sở theo quy định tại Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT.

Tải về Xem thêm toàn bộ Bảng lương giáo viên 2025: Giáo viên trung học cơ sở.

Bảng lương giáo viên 2025: giáo viên trung học phổ thông theo quy định tại Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT

Tải về Xem thêm toàn bộ Bảng lương giáo viên 2025: Giáo viên trung học phổ thông.

Lưu ý: Bảng lương trên chưa bao gồm phụ cấp, các khoản trợ cấp và tiền thưởng!

Bảng lương giáo viên 2025? Lương giáo viên công lập đóng thuế TNCN khi nào? (Hình từ Internet)

Lương giáo viên công lập đóng thuế TNCN khi nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về các khoản thu nhập chịu thuế TNCN như sau:

Các khoản thu nhập chịu thuế
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
b.1) Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.

Bên cạnh đó, căn cứ Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 quy định về mức giảm trừ gia cảnh như sau:

Mức giảm trừ gia cảnh
Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13 như sau:
1. Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
2. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Như vậy, khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công của giáo viên công lập phát sinh tại Việt Nam sẽ chịu thuế TNCN theo quy định.

Cụ thể, giáo viên công lập phải đóng thuế TNCN khi lương đạt mức:

- Trên 11 triệu đồng/tháng đối với giáo viên công lập không có người phụ thuộc

- Trên 15,4 triệu đồng/tháng nếu có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho 01 người phụ thuộc và tăng lũy tiến theo số người phụ thuộc thực có.

Lưu ý: Thu nhập từ tiền lương, tiền công nêu trên đã trừ các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc và các khoản đóng góp khác như từ thiện, nhân đạo,…

Người nộp thuế thu nhập cá nhân được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định về người nộp thuế thu nhập cá nhân như sau:

- Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam

- Cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.

Ngoài ra, cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú còn được quy định như sau:

- Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

+ Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;

+ Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.

- Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007.

Nơi nộp thuế thu nhập cá nhân là ở đâu?

Căn cứ khoản 1 Điều 56 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về nơi nộp thuế thu nhập cá nhân như sau:

- Tại Kho bạc Nhà nước;

- Tại cơ quan quản lý thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế;

- Thông qua tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế;

- Thông qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật.

Lương giáo viên
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng lương giáo viên 2025? Lương giáo viên công lập đóng thuế TNCN khi nào?
Tác giả:
Lượt xem: 67
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;