Phân biệt Lệnh giới nghiêm và Thiết quân luật

Lệnh giới nghiêm và Thiết quân luật theo quy định tại Luật Quốc phòng 2018 được quy định cụ thể như thế nào? Giữa 2 lệnh này có gì khác nhau? Vấn đề này sẽ được Thư Ký Luật tóm tắt tại bảng dưới đây.

 

Tiêu chí

Lệnh giới nghiêm

Thiết quân luật

Căn cứ pháp luật

Điều 22 Luật Quốc phòng 2018

Điều 21 Luật Quốc phòng 2018

Trường hợp áp dụng

Lệnh giới nghiêm được ban bố trong trường hợp tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tại một hoặc một số địa phương diễn biến phức tạp đe dọa gây mất ổn định nghiêm trọng.

Thiết quân luật được ban hành khi an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở một hoặc một số địa phương bị xâm phạm nghiêm trọng tới mức chính quyền ở đó không còn kiểm soát được tình hình.

Thẩm quyền ban hành lệnh

- Thủ tướng Chính phủ: Ban bố lệnh giới nghiêm tại một hoặc một số địa phương cấp tỉnh;

- Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh: Ban bố lệnh giới nghiêm tại một hoặc một số địa phương cấp huyện;

- UBND cấp huyện: ban bố lệnh giới nghiêm tại một hoặc một số địa phương cấp xã;

- UBND đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt: Ban bố lệnh giới nghiêm tại một hoặc một số khu vực trên địa bàn.

 

Chủ tịch nước sẽ ra lệnh thiết quân luật theo đề nghị của Chính phủ.

Nội dung yêu cầu của lệnh

- Xác định khu vực giới nghiêm;

- Đơn vị đảm nhiệm và nhiệm vụ thi hành lệnh giới nghiêm;

- Thời hạn bắt đầu và kết thúc hiệu lực, nhiều nhất không được quá 24 giờ; khi hết liệu lực, nếu cần thiết phải tiếp tục giới nghiêm thì phải ban bố lệnh mới;

- Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong khu vực giới nghiêm;

- Quy tắc trật tự xã hội cần thiết ở khu vực giới nghiêm.

 

 

- Xác định cụ thể địa phương cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt thiết quân luật, biện pháp, hiệu lực thi hành;

- Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

- Các quy tắc trật tự xã hội cần thiết ở địa phương thiết quân luật và được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng.

 

Các biện pháp được sử dụng

- Cấm tụ tập đông người;

- Cấm người, phương tiện đi lại, hoạt động trong những giờ nhất định, tại những khu vực nhất định;

- Đình chỉ hoặc hạn chế hoạt động tại một số nơi công cộng trong những thời điểm nhất định;

- Đặt trạm canh gác và kiểm soát địa bàn, kiểm tra vật phẩm, hành lý, phương tiện, giấy tờ của người đi lại qua trạm canh gác và kiểm soát;

- Kịp thời bắt giữ và xử lý người, phương tiện vi phạm lệnh giới nghiêm và vi phạm quy định khác của pháp luật.

 

- Cấm hoặc hạn chế người, phương tiện đi lại; đình chỉ hoặc hạn chế hoạt động tại các nơi công cộng;

- Cấm biểu tình, đình công, bãi thị, bãi khóa, tụ tập đông người;

- Bắt giữ hoặc cưỡng chế cá nhân, tổ chức có hoạt động xâm hại đến quốc phòng, an ninh phải rời khỏi hoặc cấm đi khỏi nơi cư trú hoặc một khu vực nhất định;

- Huy động người, phương tiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

- Quản lý đặc biệt đối với các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ; kiểm soát chặt chẽ cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, phương.

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
2526 lượt xem
Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;