Đây là điểm mới đáng chú ý tại Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục công lập, thay thế Quyết định 04/2000/QĐ-BGDĐT.
- Năm 2020, tăng hệ số điều chỉnh chi trả thu nhập tăng thêm cho CBCCVC
- Nếu không muốn, giáo viên có quyền từ chối trực Tết Canh Tý
Ảnh minh họa
Cụ thể, Khoản 1 Điều 17 Dự thảo Thông tư quy định về đối thoại tại cơ sở giáo dục như sau:
1. Đối thoại tại cơ sở giáo dục được thực hiện thông qua việc trao đổi trực tiếp giữa nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người lao động, người học với Hiệu trưởng hoặc giữa đại diện tập thể lao động, đại diện người học với Hiệu trưởng. Đối thoại tại cơ sở giáo dục được thực hiện định kỳ ít nhất mỗi năm học một lần hoặc khi một bên có yêu cầu.
Như vậy, trong thời gian tới nếu Dự thảo này được thông qua thì giáo viên có quyền yêu cầu được đối thoại trực tiếp với Hiệu trưởng về các vấn đề có liên quan hoặc tổ chức đối thoại định kỳ ít nhất mỗi năm học một lần. Các vấn đề khác như nội dung đối thoại, số lượng, thành phần tham gia đối thoại, thời gian, thời điểm đối thoại, quy trình tổ chức đối thoại thực hiện theo Quy chế dân chủ của cơ sở giáo dục đó.
Ngoài ra, thông qua buổi đối thoại này, Hiệu trưởng cũng có thể tổ chức lấy ý kiến của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục hoặc người lao động, người học trước khi ra quyết định về những việc mà các đối tượng trên được quyền ý kiến.
Có thể thấy, đây là nội dung mới được bổ sung tại Dự thảo so với Quyết định 04/2000/QĐ-BGDĐT. Nếu được thông qua, quy định này tại Dự thảo sẽ góp phần phát huy quyền làm chủ của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người lao động, người học và nâng cao trách nhiệm của Hiệu trưởng, cũng như tăng cường nề nếp, kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động của cơ sở giáo dục, góp phần xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.
Xem thêm các nội dung khác của Dự thảo Thông tư hướng dẫn TẠI ĐÂY.
Toàn Trung
- Từ khóa:
- Dự thảo
- Giáo viên
- Quyết định 04/2000/QĐ-BGDĐT