Dưới đây là nội dung quy định về thời hạn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường từ 06/01/2025.
Quy định thời hạn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường từ 06/01/2025 (Hình từ internet)
Ngày 06/01/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 05/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường.
Theo điểm đ khoản 5 Điều 163 Nghị định 08/2022/NĐ-CP được sửa đổi khoản 54 Điều 1 Nghị định 05/2025/NĐ-CP như sau:
- Thời hạn một cuộc kiểm tra đối với một tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tối đa không quá 07 ngày, kể từ ngày bắt đầu tiến hành kiểm tra tại nơi được kiểm tra.
Trường hợp vụ việc phức tạp, phạm vi kiểm tra rộng thì có thể gia hạn một lần không quá 07 ngày. Thời hạn kiểm tra không bao gồm thời gian phân tích, giám định, kiểm định mẫu môi trường (nếu có).
- Thời hạn một cuộc kiểm tra đối với nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu tiến hành kiểm tra tại nơi được kiểm tra.
Trường hợp vụ việc phức tạp, phạm vi kiểm tra rộng thì có thể gia hạn một lần không quá 15 ngày. Thời hạn kiểm tra không bao gồm thời gian phân tích, giám định, kiểm định mẫu môi trường (nếu có).
Mẫu quyết định thành lập đoàn kiểm tra, gia hạn thời hạn kiểm tra do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định;
Lưu ý: Quyết định kiểm tra phải được gửi cho đối tượng kiểm tra chậm nhất 05 ngày, kể từ ngày ban hành, trừ trường hợp kiểm tra đột xuất không báo trước theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 160 Luật Bảo vệ môi trường và pháp luật khác có liên quan. Đoàn kiểm tra phải tiến hành kiểm tra chậm nhất 10 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định kiểm tra.
(Theo điểm e khoản 5 Điều 163 Nghị định 08/2022/NĐ-CP (sửa đổi khoản 54 Điều 1 Nghị định 05/2025/NĐ-CP))
- Cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp bởi dự án đầu tư, bao gồm: Cộng đồng người gồm các cá nhân thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú sinh sống tại địa bàn thôn, ấp, bản, làng, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố hoặc điểm dân cư tương tự tại nơi triển khai dự án đầu tư; chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh tại khu vực đất, mặt nước, đất có mặt nước, khu vực biển nơi triển khai dự án đầu tư.
Việc tham vấn cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp được thực hiện thông qua hình thức tham vấn họp lấy ý kiến hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. Chủ dự án đầu tư có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã gửi giấy mời tới toàn bộ cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp để tham dự cuộc họp tham vấn lấy ý kiến.
Trường hợp cộng đồng dân cư, cá nhân không tham dự cuộc họp tham vấn lấy ý kiến thì phải lấy ý kiến bằng văn bản thông qua hình thức gửi phiếu lấy ý kiến theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 26 Nghị định 08/2022/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 05/2025/NĐ-CP).
Số lượng người tham dự họp lấy ý kiến và đã được tham vấn thông qua hình thức gửi phiếu lấy ý kiến phải đảm bảo từ hai phần ba trở lên trên tổng số người chịu tác động trực tiếp.
Các cá nhân trong cùng một hộ gia đình có thể được lấy ý kiến thông qua người đại diện của hộ gia đình đó; trường hợp cá nhân nhận được phiếu lấy ý kiến nhưng không tham gia cho ý kiến trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được phiếu lấy ý kiến thì được coi là đã được tham vấn;
- Cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến dự án đầu tư, bao gồm: Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi thực hiện dự án và nơi chịu tác động trực tiếp bởi dự án đầu tư được xác định thông qua quá trình đánh giá tác động môi trường; Ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp nơi dự án nằm trong ranh giới quản lý; cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đối với dự án có xả nước thải vào công trình thủy lợi hoặc có chiếm dụng công trình thủy lợi; cơ quan, tổ chức được nhà nước giao quản lý các khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 4 Điều 25 Nghị định 08/2022/NĐ-CP (nếu có); Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoặc Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Công an cấp tỉnh đối với dự án có liên quan đến yếu tố an ninh - quốc phòng (nếu có); các cơ quan, tổ chức khác có liên quan trực tiếp được xác định thông qua quá trình đánh giá tác động môi trường.
Việc tham vấn các cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến dự án đầu tư được thực hiện thông qua hình thức tham vấn bằng văn bản.
Về nội dung tham vấn: Nội dung tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục VIa ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
Nội dung tham vấn khác quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 33 Luật Bảo vệ môi trường bao gồm: Phương án cải tạo và phục hồi môi trường đối với dự án khai thác khoáng sản hoặc chôn lấp chất thải; phương án bồi hoàn đa dạng sinh học đối với dự án có phương án bồi hoàn đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật.
(Khoản 1, 2 Điều 26 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, sửa đổi tại Nghị định 05/2025/NĐ-CP)
Xem thêm thêm tại Nghị định 05/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 06/01/2025.
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |