12 hành vi bị cấm trong hoạt động xuất khẩu lao động kể từ 01/01/2022

Đây là nội dung người lao động nên chú ý trong Dự thảo Luật Người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi).

12 hành vi cấm trong xuất khẩu lao động, Dự thảo Luật Người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi)

12 hành vi bị cấm trong hoạt động xuất khẩu lao động kể từ 01/01/2022 (ảnh minh họa)

Theo đó, tại Điều 7 Dự thảo Luật Người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bao gồm:

  • Lợi dụng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để tổ chức đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài trái pháp luật.

  • Đưa người lao động xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Dự thảo Luật Người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi)

  • Cưỡng ép, lôi kéo, dụ dỗ, lừa gạtngười lao động Việt Nam ở lại nước ngoài.

  • Gây phiền hà, cản trở, sách nhiễu người lao động hoặcdoanh nghiệp, tổ chức trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đổng.

  • Phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động trong hoạt động người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

  • Đi làm việc ở nước ngoài hoặc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng vi phạm đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của người lao động và cộng đồng hoặc không được nước tiếp nhận người lao động cho phép.

  • Danh mục công việc và khu vực người lao động không được đi làm việc ở nước ngoài được quy định tại Phụ lục 1 của Dự thảo Luật Người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi)

  • Sử dụng Giấy phép của doanh nghiệp khác hoặc cho người khác sử dụng Giấy phép của doanh nghiệp để hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

  • Giao nhiệm vụ thực hiện hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp không đúng quy định.

  • Lợi dụng hoạt động tuyển chọn lao động, đào tạo lao động đi làm việc ở nước ngoài để thu tiền của người lao động trái quy định của pháp luật.

  • Tự ý ở lại nước ngoài trái pháp luật.

  • Áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác, ngoài biện pháp ký quỹ và bảo lãnh.

  • Cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho doanh nghiệp không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

Xem chi tiết Dự thảo Luật Người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) 

Long Bình

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

469 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;