04 nguyên tắc xử lý rủi ro của Quỹ bảo lãnh tín dụng

Đây là nội dung nổi bật được đề cập tại Thông tư 57/2019/TT-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn cơ chế xử lý rủi ro của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 57/2019/TT-BTC, việc xử lý rủi ro của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây viết tắt là Quỹ bảo lãnh tín dụng) đối với các khoản nợ của bên được bảo lãnh tại Quỹ bảo lãnh tín dụng sau khi được Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định tại Nghị định 34/2018/NĐ-CP phải tuân thủ 04 nguyên tắc sau đây:

nguyen tac xu ly rui ro cua quy bao lanh tin dung, Thong tu 57/2019/TT-BTC

Hình minh họa (nguồn internet)

  • Việc xử lý rủi ro của Quỹ bảo lãnh tín dụng phải đảm bảo tuân thủ nguyên tắc theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định 34/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

  • Việc xem xét xử lý khoản nợ bị rủi ro được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau:

    • Khoản nợ thuộc phạm vi xử lý rủi ro theo quy định tại Điều 1 Thông tư 57;

    • Khoản nợ của khách hàng tại Quỹ bảo lãnh tín dụng bị rủi ro do một trong các trường hợp quy định tại Điều 7 Thông tư 57.

  • Việc xử lý rủi ro của Quỹ bảo lãnh tín dụng được xem xét theo từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào mức độ thiệt hại, trường hợp dẫn đến rủi ro quy định tại Điều 7 của Thông tư 57, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và phương án trả nợ của khách hàng.

  • Một khoản nợ của khách hàng có thể được áp dụng một hoặc đồng thời nhiều biện pháp xử lý rủi ro theo quy định tại Thông tư này.

Bên cạnh đó, Thông tư 57/2019/TT-BTC cũng quy định về thời điểm xem xét xử lý rủi ro như sau:

Thứ nhất: Đối với việc xem xét xử lý rủi ro thuộc thẩm quyền xử lý của Quỹ bảo lãnh tín dụng: Thời điểm xem xét xử lý rủi ro được thực hiện sau khi Quỹ bảo lãnh tín dụng nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro của khách hàng hoặc khi xảy ra các trường hợp rủi ro mà Quỹ bảo lãnh tín dụng phải xử lý tài sản bảo đảm.

Thứ hai: Đối với việc xem xét xử lý rủi ro thuộc thẩm quyền xử lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh): Thời điểm xem xét xử lý rủi ro được thực hiện theo từng đợt, tối thiểu sáu (06) tháng/lần trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Quỹ bảo lãnh tín dụng.

Xem toàn văn quy định tại Thông tư 57/2019/TT-BTC có hiệu lực từ 15/10/2019.

Thu Ba

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

756 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;