Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật Viên chức có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2020. Đáng chú ý là nội dung quy định về hình thức xử lý kỷ luật đối công chức có hành vi tham nhũng.
- Từ năm 2020, công chức đã nghỉ hưu vẫn có thể bị xử lý kỷ luật
- Quy định mới về tiêu chuẩn, điều kiện thi, xét nâng ngạch công chức
- Nhiều viên chức được tiếp nhận vào công chức không qua thi tuyển, xét tuyển từ 01/7/2020
Ảnh minh họa
Luật sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức
Cụ thể, theo quy định tại Khoản 15 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật Viên chức thì:
“Công chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị kết án về tội phạm tham nhũng thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm.”
Có thể thấy việc bổ sung quy định mới này là hợp lý. Bởi lẽ, theo quy định tại Khoản 1 Điều 92 Luật phòng, chống tham nhũng 2018 thì:
“Người có hành vi tham nhũng giữ bất kì chức vụ, vị trí công tác nào đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, kể cả người đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác.”
Do đó, quy định mới này của Luật sửa đổi thể hiện được sự thống nhất về mặt đấu tranh phòng chống tham nhũng với các Luật khác. Qua đó giúp cho công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng được quyết liệt, nghiêm minh hơn.
Ngoài ra, Luật sửa đổi cũng nhấn mạnh, hình thức hạ bậc lương chỉ áp dụng đối với với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý (hiện nay hình thức này áp dụng chung đối với tất cả công chức vi phạm).
Toàn Trung