Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu trong công tác thanh tra được quy định như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 22/12/2022

Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu trong công tác thanh tra được quy định như thế nào? Niêm phong tài liệu trong công tác thanh tra được quy định như thế nào? Việc kiểm kê tài sản và trưng cầu giám định trong công tác thanh tra được quy định như thế nào? 

Nhờ anh chị tư vấn theo quy định mới nhất, cảm ơn anh chị đã hỗ trợ.

    • Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu trong công tác thanh tra được quy định như thế nào?

      Tại Điều 84 Luật Thanh tra 2022' onclick="vbclick('84FB0', '384872');" target='_blank'>Điều 84 Luật Thanh tra 2022 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2022) có quy định về yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu trong công tác thanh tra như sau:

      1. Trong quá trình thanh tra, người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra là Thanh tra viên có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra.

      2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp.

      3. Người tiến hành thanh tra có trách nhiệm bảo quản, khai thác, sử dụng thông tin, tài liệu đúng mục đích. Đối với tài liệu là bản gốc thì người tiến hành thanh tra có trách nhiệm trả lại cơ quan, tổ chức, cá nhân đã cung cấp sau khi khai thác, sử dụng.

      Hình từ Internet

      Niêm phong tài liệu trong công tác thanh tra được quy định như thế nào?

      Tại Điều 85 Luật Thanh tra 2022' onclick="vbclick('84FB0', '384872');" target='_blank'>Điều 85 Luật Thanh tra 2022 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2022) có quy định về niêm phong tài liệu trong công tác thanh tra như sau:

      1. Trưởng đoàn thanh tra quyết định niêm phong một phần hoặc toàn bộ tài liệu của đối tượng thanh tra khi có căn cứ cho rằng tài liệu đó có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật hoặc cần bảo đảm nguyên trạng tài liệu.

      Quyết định niêm phong tài liệu phải bằng văn bản, trong đó ghi rõ tài liệu cần niêm phong, thời hạn niêm phong và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra. Tài liệu niêm phong phải được lập thành danh mục có chữ ký của đại diện Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra.

      2. Thời hạn niêm phong tài liệu không được dài hơn thời gian tiến hành thanh tra trực tiếp tại nơi được thanh tra. Việc khai thác, sử dụng tài liệu niêm phong phải được sự đồng ý của Trưởng đoàn thanh tra.

      Việc kiểm kê tài sản và trưng cầu giám định trong công tác thanh tra được quy định như thế nào?

      Tại Điều 86 Luật Thanh tra 2022' onclick="vbclick('84FB0', '384872');" target='_blank'>Điều 86 Luật Thanh tra 2022 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2022) có quy định về việc kiểm kê tài sản trong công tác thanh tra như sau:

      1. Người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra quyết định kiểm kê tài sản của đối tượng thanh tra có liên quan đến nội dung thanh tra khi phát hiện giữa sổ sách, chứng từ với thực tế có chênh lệch, bất hợp lý hoặc có dấu hiệu, có hành vi chiếm dụng, chiếm đoạt tài sản.

      2. Quyết định kiểm kê tài sản phải bằng văn bản, trong đó ghi rõ tài sản, thời gian và địa điểm kiểm kê, trách nhiệm của người tiến hành kiểm kê, nghĩa vụ của đối tượng có tài sản kiểm kê. Việc kiểm kê tài sản phải lập thành biên bản, trường hợp tài sản kiểm kê cần tạm giữ thì Trưởng đoàn thanh tra đề nghị người ra quyết định thanh tra hoặc người có thẩm quyền quyết định tạm giữ theo quy định tại Điều 89 của Luật này.

      Tại Điều 87 Luật Thanh tra 2022' onclick="vbclick('84FB0', '384872');" target='_blank'>Điều 87 Luật Thanh tra 2022 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2022) có quy định về trưng cầu giám định trong công tác thanh tra như sau:

      1. Khi cần đánh giá về nội dung liên quan đến chuyên môn - kỹ thuật làm căn cứ cho việc kết luận thì Trưởng đoàn thanh tra đề nghị người ra quyết định thanh tra quyết định việc trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định phải bằng văn bản, trong đó ghi rõ yêu cầu, nội dung, thời gian thực hiện, cơ quan, tổ chức giám định.

      2. Cơ quan, tổ chức được trưng cầu giám định phải thực hiện việc giám định, thông báo kết quả giám định trong thời hạn theo đề nghị của cơ quan thanh tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, khách quan, kịp thời của kết quả giám định.

      3. Kinh phí trưng cầu giám định do cơ quan tiến hành thanh tra chi trả. Trường hợp đối tượng thanh tra có sai phạm thì kinh phí giám định do đối tượng thanh tra chi trả, trừ trường hợp luật có quy định khác.

      4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn