Tham khảo ý kiến, sử dụng kết quả trong hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 22/12/2022

Tham khảo ý kiến, sử dụng kết quả trong hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào? Trách nhiệm của cơ quan điều tra trong hoạt động thanh tra được quy định như thế nào? Kinh phí hoạt động của cơ quan thanh tra; chế độ, chính sách đối với Thanh tra viên? Đầu tư hiện đại hóa hoạt động thanh tra được quy định như thế nào? Tổ chức, hoạt động thanh tra nội bộ được quy định như thế nào?

Nhờ anh chị tư vấn theo quy định mới nhất, cảm ơn anh chị đã hỗ trợ.

    • Tham khảo ý kiến, sử dụng kết quả trong hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào?

      Tại Điều 110 Luật Thanh tra 2022' onclick="vbclick('84FB0', '384900');" target='_blank'>Điều 110 Luật Thanh tra 2022 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2023) có quy định về việc tham khảo ý kiến, sử dụng kết quả trong hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước như sau:

      1. Trong quá trình tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước hoặc trước khi ban hành kết luận thanh tra, báo cáo kiểm toán, các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra, kiểm toán nhà nước có thể tham khảo ý kiến của nhau về những nội dung cần thiết để bảo đảm cho kết luận thanh tra, báo cáo kiểm toán chính xác, khách quan, đầy đủ.

      2. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra có quyền sử dụng thông tin, số liệu, kết luận trong báo cáo kiểm toán của kiểm toán nhà nước để phục vụ cho việc kết luận thanh tra. Cơ quan kiểm toán nhà nước có trách nhiệm cung cấp kết quả kiểm toán, kết luận, kiến nghị kiểm toán cho cơ quan thực hiện chức năng thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu đã cung cấp.

      Hình từ Internet

      Trách nhiệm của cơ quan điều tra trong hoạt động thanh tra được quy định như thế nào?

      Điều 111 Luật Thanh tra 2022' onclick="vbclick('84FB0', '384900');" target='_blank'>Điều 111 Luật Thanh tra 2022 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2023) có quy định về trách nhiệm của cơ quan điều tra trong hoạt động thanh tra như sau:

      Cơ quan điều tra có trách nhiệm tiếp nhận văn bản kiến nghị khởi tố và hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm, tài liệu có liên quan do cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyển đến để xử lý theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

      Kinh phí hoạt động của cơ quan thanh tra; chế độ, chính sách đối với Thanh tra viên?

      Điều 112 Luật Thanh tra 2022' onclick="vbclick('84FB0', '384900');" target='_blank'>Điều 112 Luật Thanh tra 2022 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2023) có quy định về kinh phí hoạt động của cơ quan thanh tra; chế độ, chính sách đối với Thanh tra viên như sau:

      1. Kinh phí hoạt động của cơ quan thanh tra do ngân sách nhà nước bảo đảm.

      2. Việc quản lý, cấp và sử dụng ngân sách của cơ quan thanh tra được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

      3. Các cơ quan thanh tra được trích một phần từ các khoản tiền thu hồi phát hiện qua thanh tra sau khi nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, tăng cường cơ sở vật chất và khen thưởng, động viên tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác thanh tra.

      4. Chế độ, chính sách, phụ cấp và chế độ đặc thù đối với Thanh tra viên do Chính phủ quy định.

      Đầu tư hiện đại hóa hoạt động thanh tra được quy định như thế nào?

      Điều 113 Luật Thanh tra 2022' onclick="vbclick('84FB0', '384900');" target='_blank'>Điều 113 Luật Thanh tra 2022 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2023) có quy định về đầu tư hiện đại hóa hoạt động thanh tra như sau:

      1. Nhà nước có chính sách đầu tư, phát triển khoa học công nghệ và các phương tiện khác để bảo đảm cho tổ chức và hoạt động của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác thanh tra; ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong hoạt động thanh tra; xây dựng chuẩn mực thanh tra để bảo đảm cho hoạt động thanh tra chất lượng, hiệu quả, khả thi, đúng pháp luật, công khai, minh bạch.

      2. Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện để tăng cường hoạt động thanh tra và thúc đẩy hoạt động thanh tra theo hướng chuyên nghiệp, chính quy, từng bước hiện đại, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

      Tổ chức, hoạt động thanh tra nội bộ được quy định như thế nào?

      Điều 115 Luật Thanh tra 2022' onclick="vbclick('84FB0', '384900');" target='_blank'>Điều 115 Luật Thanh tra 2022 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2023) có quy định về tổ chức, hoạt động thanh tra nội bộ như sau:

      1. Cơ quan thanh tra của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước được thành lập theo quy định của pháp luật, giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước thực hiện nhiệm vụ thanh tra theo quy định của pháp luật.

      2. Căn cứ vào quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan khác của Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thành lập tổ chức thanh tra nội bộ hoặc bố trí cán bộ làm công tác thanh tra nội bộ theo quy định của Chính phủ để giúp Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của mình. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo hoạt động thanh tra nội bộ trong cơ quan, đơn vị mình.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn