Trách nhiệm của đối tượng thanh tra trong hoạt động thanh tra như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 22/12/2022

Trách nhiệm của đối tượng thanh tra trong hoạt động thanh tra như thế nào? Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra được quy định như thế nào? Trách nhiệm phối hợp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra như thế nào? Trách nhiệm phối hợp của Tổng Thanh tra Chính phủ và Tổng Kiểm toán nhà nước như thế nào?

Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị đã hỗ trợ.

    • Trách nhiệm của đối tượng thanh tra trong hoạt động thanh tra như thế nào?

      Tại Điều 104 Luật Thanh tra 2022 (Có hiệu lực từ 01/07/2023) quy định về trách nhiệm của đối tượng thanh tra trong hoạt động thanh tra như sau:

      1. Đối tượng thanh tra phải thực hiện kết luận thanh tra đầy đủ, kịp thời, đúng thời hạn.

      Đối với những nội dung trong kết luận thanh tra mà chưa thực hiện được ngay, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày công khai kết luận thanh tra, đối tượng thanh tra phải xây dựng kế hoạch thực hiện kết luận thanh tra trình người có thẩm quyền, trong đó nêu rõ tiến độ và giải thích lý do.

      2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày công khai kết luận thanh tra, căn cứ nội dung trong kết luận thanh tra, văn bản tổ chức thực hiện kết luận thanh tra, các yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra có trách nhiệm sau đây:

      a) Thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng thời hạn yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra thuộc phạm vi trách nhiệm của mình;

      b) Kịp thời chỉ đạo đối tượng thanh tra tổ chức thực hiện kết luận thanh tra, các yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra;

      c) Áp dụng biện pháp theo thẩm quyền để giải quyết khó khăn, vướng mắc của đối tượng thanh tra trong quá trình thực hiện kết luận thanh tra, các yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra;

      d) Kiểm tra việc xây dựng phương án thực hiện kết luận thanh tra của đối tượng thanh tra.

      3. Đối tượng thanh tra, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện kết luận thanh tra với cấp có thẩm quyền và Thủ trưởng cơ quan thanh tra.

      Hình từ Internet

      Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra được quy định như thế nào?

      Tại Điều 105 Luật Thanh tra 2022 (Có hiệu lực từ 01/07/2023) quy định về theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra như sau:

      1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thủ trưởng cơ quan thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp có trách nhiệm chỉ đạo việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, công khai việc thực hiện kết luận thanh tra và xử lý kịp thời vấn đề phát sinh.

      2. Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra của mình và của Thủ tướng Chính phủ.

      Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục, Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở, Thanh tra huyện có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra của mình và của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp.

      3. Cơ quan thanh tra tiến hành kiểm tra trực tiếp việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra của đối tượng thanh tra và của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

      4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

      Trách nhiệm phối hợp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra như thế nào?

      Tại Điều 107 Luật Thanh tra 2022 (Có hiệu lực từ 01/07/2023) quy định về trách nhiệm phối hợp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra như sau:

      Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra, cơ quan kiểm toán nhà nước và cơ quan điều tra có trách nhiệm phối hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, góp phần phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác trong quản lý nhà nước.

      Trách nhiệm phối hợp của Tổng Thanh tra Chính phủ và Tổng Kiểm toán nhà nước như thế nào?

      Tại Điều 108 Luật Thanh tra 2022 (Có hiệu lực từ 01/07/2023) quy định về trách nhiệm phối hợp của Tổng Thanh tra Chính phủ và Tổng Kiểm toán nhà nước như sau:

      1. Tổng Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với Tổng Kiểm toán nhà nước theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước và Luật này để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán nhà nước.

      2. Việc phối hợp được thực hiện trong quá trình xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm toán; xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán nhà nước; cung cấp, trao đổi thông tin về thanh tra, kiểm toán; sử dụng kết quả thanh tra, kiểm toán; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, kiểm toán.

      3. Hằng năm, Thanh tra Chính phủ và Kiểm toán nhà nước đánh giá, tổng kết việc xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán nhà nước để khắc phục khi xây dựng kế hoạch, trong thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước cho năm sau.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn