Hưởng BHYT ra sao khi tự khám bệnh ở tuyến trung ương?

Thứ năm, 22/03/2018 - 06:04

Ông Nguyễn Ngọc Sơn (Lạng Sơn) đang học trường Công an tại Hà Nội, được cấp thẻ BHYT có nơi khám chữa bệnh ban đầu là Bệnh viện 19/8. Nay ông bị bệnh viêm gan B.

Ông Sơn hỏi, ông muốn khám chữa bệnh tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương thì phải chịu chi phí khám chữa bệnh hay được BHYT thanh toán? Mức thanh toán là bao nhiêu?

Về vấn đề này, BHXH Việt Nam trả lời như sau:

Theo Thông tư số 14/2014/TT-BYT ngày 14/4/2014 của Bộ Y tế về chuyển tuyến giữa các cơ sở khám, chữa bệnh, người bệnh được chuyển tuyến trong các trường hợp sau:

- Chuyển từ tuyến dưới lên tuyến trên liền kề trong trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện.

- Chuyển từ tuyến trên về tuyến dưới phù hợp khi người bệnh đã được chẩn đoán, điều trị giai đoạn cấp cứu, xác định tình trạng bệnh đã thuyên giảm, có thể tiếp tục điều trị ở tuyến dưới.

- Chuyển giữa các cơ sở khám, chữa bệnh cùng tuyến do bệnh không phù hợp với danh mục kỹ thuật của cơ sở khám, chữa bệnh này nhưng phù hợp với danh mục kỹ thuật của cơ sở khám, chữa bệnh cùng tuyến khác.

Vì vậy, ông đang đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện 19/8 (là cơ sở khám, chữa bệnh tuyến tỉnh) thì sẽ được chuyển lên tuyến trên phù hợp khi Bệnh viện 19/8 vượt quá khả năng điều trị.

Trường hợp ông thực hiện chuyển tuyến theo đúng quy định thì sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi BHYT trong phạm vi và mức hưởng trên thẻ BHYT, đồng thời được chi trả các chi phí khám, chữa bệnh khác như thuốc, hóa chất, vật tư y tế theo quy định tại Khoản 2, Điều 11 Thông tư số 43/2016/TT-BCA ngày 25/10/2016 của Bộ Công an quy định biện pháp thực hiện BHYT đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân.

Trường hợp ông tự đến khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương thì được quỹ BHYT thanh toán 40% chi phí điều trị nội trú.

Theo Chinhphu.vn



Tin tức liên quan

  • Người đã mất vẫn có... thẻ bảo hiểm y tế
  • Thứ tư, 11/04/2018 - 06:23
  • Thẻ BHYT theo quy định phải được in và cấp đúng đối tượng nhưng qua rà soát, BHXH Hải Dương đã yêu cầu hủy hàng chục tấm thẻ có in tên những người không còn sống.

  • Không cấp thẻ BHYT nếu không sinh sống tại địa phương
  • Thứ bảy, 09/06/2018 - 06:16
  • Bà Hoàng Thị Kiều là người dân tộc thiểu số, có hộ khẩu thường trú tại thôn Nà Lếch, xã Lương Bằng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (là vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn). Bà Kiều lấy chồng và sinh sống tại tổ 7, Sông Cầu, TP. Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn, nhưng không nhập khẩu về nhà chồng, bà ở nhà nuôi con.

  • Tấm ảnh trên chiếc thẻ bảo hiểm
  • 20/04/2021 13:15
  • Theo hình ảnh được giới thiệu với báo chí, bên bìa trái mặt trước thẻ mới vẫn có chỗ trống dành cho ảnh của chủ thẻ với kích thước 2x3cm. Nhưng BHXH cấp thẻ không có ảnh thì cái chỗ trống "ảnh 2x3cm" trên cái thẻ BHYT mới có ý nghĩa gì?


Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn
TÌNH HUỐNG HOT TRONG NGÀY