Nguồn kinh phí thực hiện bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo được lấy từ đâu? Cán bộ lãnh đạo đi bồi dưỡng trong nước được hỗ trợ tiền gì?

Nguồn kinh phí thực hiện bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo lấy từ những nguồn nào? Cán bộ lãnh đạo đi bồi dưỡng trong nước được hỗ trợ tiền gì? Câu hỏi của bạn Anh Minh ở Bình Dương.

Nguồn kinh phí thực hiện bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo lấy từ những nguồn nào?

Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 42/2023/TT-BTC về nguồn kinh phí thực hiện bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo như sau:

- Nguồn ngân sách nhà nước, gồm:

+ Dự toán chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề hàng năm của Văn phòng Trung ương Đảng;

+ Dự toán chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề hàng năm của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh;

+ Dự toán chi thường xuyên hàng năm của các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương theo phân cấp ngân sách.

- Nguồn kinh phí hợp pháp khác của các cơ quan, đơn vị thuộc các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương cử cán bộ đi học.

- Nguồn tài trợ, hỗ trợ, huy động hợp pháp từ các tổ chức, đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước (nếu có).

Nguồn kinh phí thực hiện bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo được lấy từ đâu? Cán bộ lãnh đạo đi bồi dưỡng trong nước được hỗ trợ tiền gì?

Nguồn kinh phí thực hiện bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo được lấy từ đâu? Cán bộ lãnh đạo đi bồi dưỡng trong nước được hỗ trợ tiền gì?

Cán bộ lãnh đạo đi bồi dưỡng trong nước được hỗ trợ tiền gì?

Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 42/2023/TT-BTC quy định nội dung tổ chức các lớp bồi dưỡng CBCC, viên chức trong nước như sau:

Bồi dưỡng ngắn hạn ở trong nước
1. Nội dung chi
a) Các nội dung chi quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (sau đây viết tắt là Thông tư số 36/2018/TT-BTC) được sửa đổi và bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 06/2023/TT-BTC ngày 31 tháng 01 năm 2023 của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2018/TT-BTC (sau đây viết tắt là Thông tư số 06/2023/TT-BTC);
b) Các nội dung chi quy định tại điểm c khoản 3 Điều 4 Thông tư số 36/2018/TT-BTC.

Theo đó, cán bộ lãnh đạo đi bồi dưỡng trong nước được hỗ trợ các khoản như sau:

Các nội dung chi do cơ quan, đơn vị cử CBCC, viên chức đi bồi dưỡng thực hiện:

- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cử CBCC, viên chức đi bồi dưỡng sử dụng từ nguồn kinh phí chi thường xuyên và nguồn kinh phí khác của mình để hỗ trợ cho CBCC, viên chức những nội dung chi sau:

- Chi hỗ trợ một phần tiền ăn cho học viên trong thời gian đi học tập trung;

- Chi hỗ trợ chi phí đi lại từ cơ quan đến nơi học tập (một lượt đi và về; nghỉ lễ; nghỉ tết);

- Chi thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ cho học viên trong những ngày đi học tập trung tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng (nếu có);

- Chi hỗ trợ đối với CBCC, viên chức là nữ, là người dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật về bình đẳng giới và công tác dân tộc.

Cơ quan đơn vị cử CBCC, viên chức đi học không chi hỗ trợ tiền chi phí đi lại và tiền thuê chỗ nghỉ đối với các trường hợp là những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, làng, ấp, bản, buôn, sóc, tổ dân phố ở phường, thị trấn đã được cơ sở đào tạo, bồi dưỡng hoặc các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ mở lớp đào tạo, bồi dưỡng CBCC chi hỗ trợ theo quy định.

Việc quản lý, sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước để bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo thực hiện theo nguyên tắc như thế nào?

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 42/2023/TT-BTC về nguyên tắc quản lý, sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước như sau:

Nguyên tắc quản lý, sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước
1. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ quan; tổ chức; đơn vị; cá nhân được giao quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cho hoạt động bồi dưỡng cán bộ quy định tại Thông tư này phải thực hiện đảm bảo đúng quy định pháp luật về ngân sách nhà nước, đúng mục đích, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan có thẩm quyền quy định; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo và Cơ quan thường trực được bố trí trong dự toán chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề hàng năm của Văn phòng Trung ương Đảng (kinh phí thực hiện Kết luận số 39-KL/TW) theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, quy định tại Thông tư này và quy định về quản lý tài chính của cơ quan Đảng (nếu có); không sử dụng kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo và Cơ quan thường trực cho các nội dung chi đã và đang được ngân sách nhà nước đảm bảo từ nguồn kinh phí chi thường xuyên được giao hàng năm của Văn phòng Trung ương Đảng.
3. Đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn cán bộ; loại hình bồi dưỡng; chủ đề, nội dung nghiên cứu; nước đến; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thực hiện theo Kết luận số 39-KL/TW, các quy chế và văn bản hướng dẫn do Ban Chỉ đạo ban hành, các quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
Cán bộ được cử đi bồi dưỡng chỉ được hưởng 01 (một) chính sách đối với 01 (một) loại hình đào tạo theo quy định tại Thông tư này; không được hưởng nhiều chính sách cho cùng 01 (một) loại hình đào tạo đang được quy định tại các văn bản khác.
4. Cơ quan thường trực chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ quan; tổ chức; đơn vị; địa phương có liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng kinh phí; đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện bồi dưỡng theo định kỳ hoặc khi có yêu cầu theo nhiệm vụ được giao.

Theo đó, kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước để bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo thực hiện theo nguyên tắc như sau:

- Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ quan; tổ chức; đơn vị; cá nhân được giao quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cho hoạt động bồi dưỡng cán bộ quy định tại Thông tư 42/2023/TT-BTC phải thực hiện đảm bảo đúng quy định pháp luật về ngân sách nhà nước, đúng mục đích, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan có thẩm quyền quy định; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

- Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo và Cơ quan thường trực được bố trí trong dự toán chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề hàng năm của Văn phòng Trung ương Đảng (kinh phí thực hiện Kết luận số 39-KL/TW) theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, quy định tại Thông tư này và quy định về quản lý tài chính của cơ quan Đảng (nếu có); không sử dụng kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo và Cơ quan thường trực cho các nội dung chi đã và đang được ngân sách nhà nước đảm bảo từ nguồn kinh phí chi thường xuyên được giao hàng năm của Văn phòng Trung ương Đảng.

- Đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn cán bộ; loại hình bồi dưỡng; chủ đề, nội dung nghiên cứu; nước đến; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thực hiện theo Kết luận số 39-KL/TW, các quy chế và văn bản hướng dẫn do Ban Chỉ đạo ban hành, các quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

Cán bộ được cử đi bồi dưỡng chỉ được hưởng 01 (một) chính sách đối với 01 (một) loại hình đào tạo theo quy định tại Thông tư này; không được hưởng nhiều chính sách cho cùng 01 (một) loại hình đào tạo đang được quy định tại các văn bản khác.

- Cơ quan thường trực chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ quan; tổ chức; đơn vị; địa phương có liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng kinh phí; đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện bồi dưỡng theo định kỳ hoặc khi có yêu cầu theo nhiệm vụ được giao.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}