Hệ thống tổ chức của Cảnh sát biển Việt Nam như thế nào? Phạm vi hoạt động, địa bàn quản lý của Cảnh sát biển Việt Nam được quy định ra sao?

Tôi muốn hỏi hệ thống tổ chức của Cảnh sát biển Việt Nam được quy định như thế nào? - câu hỏi của chị Bình (Hải Phòng)

Hệ thống tổ chức của Cảnh sát biển Việt Nam được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 61/2019/NĐ-CP quy định hệ thống tổ chức của Cảnh sát biển Việt Nam bao gồm:

- Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam.

- Các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam:

+ Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1; Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2; Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3; Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4;

+ Đoàn Đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy số 1; Đoàn Đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy số 2; Đoàn Đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy số 3; Đoàn Đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy số 4

+ Đoàn Trinh sát số 1; Đoàn Trinh sát số 2;

+ Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ Cảnh sát biển.

- Các cơ quan, đơn vị đầu mối và cấp cơ sở trực thuộc các đơn vị quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 61/2019/NĐ-CP.

Hệ thống tổ chức của Cảnh sát biển Việt Nam được quy định như thế nào?  Phạm vi hoạt động, địa bàn quản lý của Cảnh sát biển Việt Nam được quy định như thế nào?

Hệ thống tổ chức của Cảnh sát biển Việt Nam như thế nào? Phạm vi hoạt động, địa bàn quản lý của Cảnh sát biển Việt Nam được quy định ra sao? (Hình từ Internet)

Phạm vi hoạt động, địa bàn quản lý của Cảnh sát biển Việt Nam được quy định như thế nào?

Căn cứ vào Điều 9 Nghị định 61/2019/NĐ-CP quy định phạm vi hoạt động, địa bàn quản lý của Cảnh sát biển Việt Nam như sau:

- Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 quản lý vùng biển từ cửa sông Bắc Luân tỉnh Quảng Ninh đến đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị;

- Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 quản lý vùng biển từ đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị đến Cù Lao Xanh tỉnh Bình Định;

- Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 quản lý vùng biển từ Cù Lao Xanh tỉnh Bình Định đến bờ Bắc cửa Định An tỉnh Trà Vinh;

- Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 quản lý vùng biển từ bờ Bắc cửa Định An tỉnh Trà Vinh đến Hà Tiên tỉnh Kiên Giang.

Cảnh phục và lễ phục của Cảnh sát biển Việt Nam có bao nhiêu loại?

Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 61/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Cảnh phục, lễ phục
1. Cảnh phục của Cảnh sát biển Việt Nam bao gồm:
a) Cảnh phục thường dùng;
b) Cảnh phục dã chiến;
c) Cảnh phục nghiệp vụ;
d) Cảnh phục công tác.
2. Lễ phục của Cảnh sát biển Việt Nam bao gồm:
a) Lễ phục mùa đông;
b) Lễ phục mùa hè;
c) Lễ phục của công nhân và viên chức quốc phòng;
d) Lễ phục của đội danh dự và tiêu binh."

Như vậy, theo quy định nêu trên Cảnh sát biển Việt Nam có 4 cảnh phục và 4 lễ phục.

Nghĩa vụ và trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 10 Luật Cảnh sát biển 2018 quy định nghĩa vụ và trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam như sau:

- Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước; nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên.

- Kiên quyết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng biển Việt Nam; đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn vùng biển Việt Nam hòa bình, ổn định và phát triển.

- Cảnh giác, giữ bí mật nhà nước, bí mật công tác; thực hiện nghiêm biện pháp công tác của Cảnh sát biển Việt Nam.

- Tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam.

- Thường xuyên học tập nâng cao bản lĩnh chính trị, kiến thức pháp luật, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức tổ chức kỷ luật và rèn luyện thể lực.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về quyết định, hành vi của mình khi thực hiện nhiệm vụ.

Quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 9 Luật Cảnh sát biển 2018 quy định quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam như sau:

- Tuần tra, kiểm tra, kiểm soát người, tàu thuyền, hàng hóa, hành lý trong vùng biển Việt Nam theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ theo quy định tại Điều 14 của Luật này.

- Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định tại Điều 15 Luật Cảnh sát biển 2018 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

- Tiến hành một số hoạt động điều tra hình sự theo quy định của pháp luật về tổ chức cơ quan điều tra hình sự, pháp luật về tố tụng hình sự.

- Truy đuổi tàu thuyền vi phạm pháp luật trên biển.

- Huy động người, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự của cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam trong trường hợp khẩn cấp.

- Đề nghị tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam hỗ trợ, giúp đỡ trong trường hợp khẩn cấp.

- Bắt giữ tàu biển theo quy định của pháp luật.

- Áp dụng biện pháp công tác theo quy định tại Điều 12 Luật Cảnh sát biển 2018.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}