Hồ sơ lâm sản khai thác từ rừng trong nước bao gồm những tài liệu nào? Hồ sơ lâm sản sau xử lý tịch thu bao gồm những gì?

Cho hỏi hồ sơ lâm sản khai thác từ rừng tự nhiên trong nước bao gồm những gì? - Câu hỏi của chị Thắm tại Lâm Đồng

Hồ sơ lâm sản khai thác từ rừng tự nhiên trong nước bao gồm những gì?

Hồ sơ lâm sản khai thác trong nước hiện nay có hai loại là hồ sơ lâm sản khai thác từ rừng tự nhiên và hồ sơ lâm sản khai thác từ rừng trồng.

Trong đó, về hồ sơ lâm sản khai thác từ rừng tự nhiên trong nước thì căn cứ khoản 1 Điều 16 Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT tùy theo loại lâm sản và hình thức khai thác, hồ sơ lâm sản khai thác từ rừng tự nhiên sẽ bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau:

- Gỗ khai thác tận dụng từ rừng tự nhiên:

+ Bản chính bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại.

+ Bản sao quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác hoặc bản sao dự án lâm sinh hoặc chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học được phê duyệt.

+ Bản chính báo cáo địa danh, diện tích, khối lượng lâm sản dự kiến khai thác theo Mẫu số 07 kèm theo Thông tư này;

- Gỗ khai thác tận thu từ rừng tự nhiên:

+ Đối với gỗ loài thực vật thông thường: bản chính bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại và hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT

+ Đối với gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Phụ lục CITES: bản chính bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại và bản sao phương án khai thác theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;

- Thực vật rừng ngoài gỗ và dẫn xuất của thực vật rừng khai thác từ rừng tự nhiên:

+ Đối với thực vật rừng thông thường: bản chính bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập và hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT

+ Đối với thực vật rừng ngoài gỗ và dẫn xuất của thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Phụ lục CITES: bản chính bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại và bản sao phương án khai thác theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;

- Động vật rừng, bộ phận, dẫn xuất của chúng khai thác từ tự nhiên:

+ Đối với động vật rừng thông thường và bộ phận, dẫn xuất của chúng: bản chính bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại, bản sao phương án khai thác có phê duyệt theo quy định tại Điều 11 Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT

+ Đối với động vật rừng, bộ phận, dẫn xuất của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Phụ lục CITES: bản chính bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại và bản sao phương án khai thác theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Hồ sơ lâm sản khai thác từ rừng trong nước bao gồm những tài liệu nào? Hồ sơ lâm sản sau xử lý tịch thu bao gồm những gì?

Hồ sơ lâm sản khai thác từ rừng trồng trong nước bao gồm những gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT:

Hồ sơ lâm sản khai thác trong nước
...
2. Hồ sơ lâm sản khai thác từ rừng trồng:
a) Gỗ khai thác chính từ rừng trồng do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu: bản chính bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập và hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư này;
b) Gỗ khai thác tận dụng từ rừng trồng do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu: bản chính bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập và hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư này;
c) Gỗ khai thác tận thu từ rừng trồng do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu: bản chính bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập và hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư này;
d) Gỗ khai thác từ rừng trồng thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân: bản chính bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập.

Theo đó, tùy loại gỗ khai thác và hình thức khai thác hồ sơ lâm sản khai thác từ rừng trồng sẽ được thực hiện theo các quy định nêu trên?

Hồ sơ lâm sản sau xử lý tịch thu bao gồm những gì?

Căn cứ Điều 18 Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT có quy định như sau:

Hồ sơ lâm sản sau xử lý tịch thu
1. Bản chính hợp đồng mua bán tài sản đấu giá.
2. Hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính.
3. Bản chính bảng kê lâm sản do cơ quan bán lập.

Theo đó, hồ sơ lâm sản sau xử lý tịch thu bao gồm:

- Bản chính hợp đồng mua bán tài sản đấu giá.

- Hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính.

- Bản chính bảng kê lâm sản do cơ quan bán lập.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}