Hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa bao gồm những gì? Trình tự giải quyết hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa được quy định như thế nào?

Tôi muốn hỏi hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa bao gồm những gì? - câu hỏi của chị Nguyên (Hải Phòng)

Hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa bao gồm những gì?

Căn cứ vào Điều 17 Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT( được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 05/2022/TT-BGDĐT) quy định hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa bao gồm:

Đối với hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa (sau đây gọi tắt là hồ sơ) lần đầu được lập thành một bộ, bao gồm:

- Đơn đề nghị thẩm định sách giáo khoa

- Bản mẫu sách giáo khoa đề nghị thẩm định.

- Thuyết minh về bản mẫu sách giáo khoa đề nghị thẩm định, bao gồm:

+ Tên sách giáo khoa;

+ Phân công nhiệm vụ và trách nhiệm của tổng chủ biên, chủ biên (nếu sách có tổng chủ biên, chủ biên), tác giả;

+ Mục đích biên soạn, đối tượng và phạm vi sử dụng;

+ Cấu trúc, nội dung;

+ Quá trình, kết quả thực nghiệm;

+ Việc tổ chức lấy ý kiến và tiếp thu các ý kiến nhận xét, đánh giá bản mẫu sách giáo khoa của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học, nhà giáo dục am hiểu về giáo dục phổ thông;

+ Các thông tin liên quan khác (nếu có)

- Lý lịch khoa học của các tác giả, chủ biên, tổng chủ biên (nếu sách có chủ biên, tổng chủ biên) và người biên tập.

Đối với hồ sơ đề nghị thẩm định lại bao gồm:

- Bản mẫu sách giáo khoa đã chỉnh sửa, bổ sung;

- Báo cáo tổng hợp nội dung tiếp thu hoặc giải trình nội dung không tiếp thu kết luận của Hội đồng.

Hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa bao gồm những gì? Trình tự giải quyết hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa được quy định như thế nào?

Hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa bao gồm những gì? Trình tự giải quyết hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa được quy định như thế nào?

Trình tự giải quyết hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa được quy định như thế nào?

Căn cứ vào Điều 20 Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT( được sửa đổi bởi khoản 3 và khoản 4 Điều 1 Thông tư 23/2020/TT-BGDĐT) quy định trình tự giải quyết hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa như sau:

- Đơn vị đề nghị thẩm định sách giáo khoa gửi hồ sơ đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ để tổ chức thẩm định sách giáo khoa nhiều nhất 02 (hai) đợt trong một năm; trong mỗi đợt thẩm định, một bản mẫu sách giáo khoa được thẩm định nhiều nhất 02 (hai) vòng, mỗi vòng nhiều nhất 05 (năm) ngày.

Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng các quy định tại Điều 17 Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT thì hồ sơ được gửi trả lại đơn vị đề nghị thẩm định sách giáo khoa trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ

- Trong thời hạn không quá 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, đơn vị tổ chức thẩm định dự kiến danh sách thành viên Hội đồng, trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định thành lập Hội đồng.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo triệu tập cuộc họp đầu tiên của Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng điều hành các hoạt động của Hội đồng theo quy định tại Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT

- Chủ tịch Hội đồng gửi đơn vị tổ chức thẩm định sách giáo khoa văn bản báo cáo kết quả thẩm định bản mẫu sách giáo khoa của Hội đồng.

- Đơn vị tổ chức thẩm định sách giáo khoa xử lý theo kết quả thẩm định:

+ Trường hợp bản mẫu sách giáo khoa được Hội đồng đánh giá "Đạt", đơn vị tổ chức thẩm định hoàn thiện hồ sơ, lập báo cáo thẩm định, dự thảo quyết định trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định việc phê duyệt, cho phép sử dụng.

+ Trường hợp bản mẫu sách giáo khoa được Hội đồng đánh giá “Đạt nhưng cần sửa chữa” tại vòng thẩm định thứ nhất thì đơn vị tổ chức thẩm định trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo văn bản thông báo cho đơn vị đề nghị thẩm định sách giáo khoa thực hiện việc chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị thẩm định lại theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT.

Thời gian chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ tối đa là 30 ngày, tính từ ngày ban hành thông báo kết quả thẩm định của đơn vị tổ chức thẩm định.

+ Trường hợp bản mẫu sách giáo khoa được Hội đồng đánh giá “Không đạt” tại vòng thẩm định thứ nhất, “Không đạt” hoặc “Đạt nhưng cần sửa chữa” tại vòng thẩm định thứ hai thì đơn vị tổ chức thẩm định thông báo kết quả thẩm định cho đơn vị đề nghị thẩm định sách giáo khoa.

Nếu tổ chức, cá nhân có nguyện vọng tiếp tục biên soạn sách giáo khoa thì bản mẫu sách giáo khoa phải được xây dựng lại để tổ chức thẩm định, như thẩm định lần đầu.

Đơn vị nào có thẩm quyền tổ chức thẩm định sách giáo khoa?

Căn cứ vào Điều 19 Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT được sửa đổi bổ sung bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư 05/2022/TT-BGDĐT quy định như sau:

Đơn vị tổ chức thẩm định sách giáo khoa
1. Đơn vị tổ chức thẩm định sách giáo khoa là đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phân công
2. Đơn vị tổ chức thẩm định sách giáo khoa chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định sách giáo khoa, bao gồm các nhiệm vụ sau:
a) Đề xuất danh sách các thành viên của Hội đồng;
b) Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, kinh phí theo quy định phục vụ các hoạt động của Hội đồng và tổ chức thẩm định sách giáo khoa. Tùy theo điều kiện thực tế, đơn vị tổ chức thẩm định tổ chức thẩm định sách giáo khoa theo hình thức trại thẩm định hoặc họp thẩm định
c) Tiếp nhận và chuyển bản mẫu sách giáo khoa đến từng thành viên của Hội đồng; tiếp nhận hồ sơ và các văn bản báo cáo, đề xuất, kiến nghị của Hội đồng để trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định;
d) Trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét việc phê duyệt, cho phép sử dụng sách giáo khoa;
đ) Lưu giữ bản mẫu sách giáo khoa, biên bản các cuộc họp của Hội đồng và các tài liệu liên quan trong quá trình tổ chức thẩm định và bàn giao cho bộ phận lưu trữ của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định.
3. Đơn vị tổ chức thẩm định sách giáo khoa giúp Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giám sát quá trình tổ chức biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa của các tổ chức, cá nhân theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này.

Theo đó, Đơn vị tổ chức thẩm định sách giáo khoa là đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phân công.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}