Có các biện pháp bảo vệ người tố cáo nào? Bảo vệ bí mật thông tin gồm những biện pháp như thế nào?

Tôi muốn hỏi có các biện pháp bảo vệ người tố cáo nào? - câu hỏi của chị Ánh Hồng (Hà Giang)

Có các biện pháp bảo vệ người tố cáo nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 47 Luật Tố cáo 2018 quy định có các biện pháp bảo vệ người tố cáo như sau:

- Biện pháp bảo vệ bí mật thông tin

- Biện pháp bảo vệ vị trí công tác, việc làm

- Biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm

Có các biện pháp bảo vệ người tố cáo nào? Bảo vệ bí mật thông tin gồm những biện pháp nào?

Có các biện pháp bảo vệ người tố cáo nào? Bảo vệ bí mật thông tin gồm những biện pháp nào?

Bảo vệ bí mật thông tin gồm những biện pháp nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 56 Luật Tố cáo 2018 quy định các biện pháp trong bảo vệ bí mật thông tin bao gồm:

Biện pháp bảo vệ bí mật thông tin
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi tiếp nhận, chuyển đơn tố cáo, giải quyết tố cáo căn cứ vào tình hình cụ thể quyết định áp dụng biện pháp sau đây:
1. Giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác của người tố cáo trong quá trình khai thác, sử dụng thông tin, tài liệu do người tố cáo cung cấp;
2. Lược bỏ họ tên, địa chỉ, bút tích, các thông tin cá nhân khác của người tố cáo ra khỏi đơn tố cáo và các tài liệu, chứng cứ kèm theo để quản lý theo chế độ mật khi giao cơ quan, tổ chức, cá nhân xác minh nội dung tố cáo;
3. Bố trí thời gian, địa điểm, lựa chọn phương thức làm việc phù hợp để bảo vệ bí mật thông tin cho người tố cáo khi làm việc trực tiếp với người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
4. Áp dụng biện pháp khác theo quy định của pháp luật;

Theo như quy định trên, biện pháp bảo vệ bí mật thông tin gồm các biện pháp như trên.

Trong biện pháp bảo vệ vị trí công tác, việc làm bao gồm những biện pháp nào?

Căn cứ theo quy định Điều 57 Luật Tố cáo 2018 quy định các biện pháp bảo vệ vị trí công tác, việc làm bao gồm:

Biện pháp bảo vệ vị trí công tác, việc làm
1. Biện pháp bảo vệ vị trí công tác, việc làm của người được bảo vệ là cán bộ, công chức, viên chức bao gồm:
a) Tạm đình chỉ, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý kỷ luật hoặc quyết định khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ;
b) Khôi phục vị trí công tác, vị trí việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm cho người được bảo vệ;
c) Xem xét bố trí công tác khác cho người được bảo vệ nếu có sự đồng ý của họ để tránh bị trù dập, phân biệt đối xử;
d) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với người có hành vi trả thù, trù dập, đe dọa làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ.
2. Biện pháp bảo vệ việc làm của người được bảo vệ là người làm việc theo hợp đồng lao động bao gồm:
a) Yêu cầu người sử dụng lao động chấm dứt hành vi vi phạm; khôi phục vị trí việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm cho người được bảo vệ;
b) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Theo đó, biện pháp bảo vệ vị trí công tác, việc làm của người được bảo vệ chia làm hai trường hợp là:

- Biện pháp bảo vệ vị trí công tác, việc làm của người được bảo vệ là cán bộ, công chức, viên chức.

- Biện pháp bảo vệ việc làm của người được bảo vệ là người làm việc theo hợp đồng lao động.

Theo đó, tùy vào từng trường hợp mà áp dụng biện pháp bảo vệ cho phù hợp.

Biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm bao gồm những biện pháp gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 58 Luật Tố cáo 2018 quy định các biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm bao gồm:

Biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm
1. Đưa người được bảo vệ đến nơi an toàn.
2. Bố trí lực lượng, phương tiện, công cụ để trực tiếp bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm cho người được bảo vệ tại nơi cần thiết.
3. Áp dụng biện pháp cần thiết để ngăn chặn, xử lý hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ theo quy định của pháp luật.
4. Yêu cầu người có hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ chấm dứt hành vi vi phạm.
5. Biện pháp khác theo quy định của pháp luật.

Theo như quy định trên, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm bao gồm những biện pháp như sau:

- Đưa người được bảo vệ đến nơi an toàn.

- Bố trí lực lượng, phương tiện, công cụ để trực tiếp bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm cho người được bảo vệ tại nơi cần thiết.

- để ngăn chặn, xử lý hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ cần phải áp dụng biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật.

- Yêu cầu người có hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ chấm dứt hành vi vi phạm.

- Đồng thời áp dụng các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}