Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ gì trong việc thực hiện chương trình giáo dục? Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm những đơn vị nào?

Tôi muốn hỏi: Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ gì trong việc thực hiện chương trình giáo dục? Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm những đơn vị nào? - Câu hỏi của chị Ngọc (Hưng Yên)

Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện chức năng gì trong cơ quan nhà nước?

Theo quy định tại Điều 1 Nghị định 86/2022/NĐ-CP ghi nhận vị trí cũng như chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong cơ quan Chính phủ như sau:

Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm,giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên về: mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế thi, tuyển sinh, đào tạo và văn bằng, chứng chỉ; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu; cơ sở vật chất và thiết bị trường học; bảo đảm chất lượng, kiểm định chất lượng giáo dục; quản lý nhà nước về tiếng Việt và các tiếng dân tộc; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ gì trong việc thực hiện chương trình giáo dục? Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm những đơn vị nào?

Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ gì trong việc thực hiện chương trình giáo dục? Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm những đơn vị nào? (Hình từ Internet)

Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ gì trong việc thực hiện chương trình giáo dục?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 86/2022/NĐ-CP về mục tiêu cũng như thực hiện chương trình giáo dục như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn
...
3. Về mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện mục tiêu giáo dục phù hợp với các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;
b) Ban hành chương trình giáo dục mầm non; quy định tiêu chuẩn, quy định trình biên soạn, chỉnh sửa chương trình giáo dục mầm non;
c) Ban hành chương trình giáo dục phổ thông; quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa chương trình giao dục phổ thông; quy định khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông cho học sinh có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở theo học trình độ trung cấp trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
d) Quy định về chương trình giáo dục thường xuyên;
đ) Quy định về xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm; ban hành danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học;
e) Ban hành chương trình bồi dưỡng dự bị đại học.

Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng thực hiện bảo đảm chất lượng giáo dục theo quy định tại khoản 11 và khoản 12 Điều 2 Nghị định 86/2022/NĐ-CP như sau:

- Ban hành chuẩn cơ sở giáo dục đại học, chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học;

- Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo các trình độ của giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm;

- Quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng sư phạm, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ;

- Chỉ đạo, hướng dẫn công tác bảo đảm chất lượng giáo dục trong cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc phạm quản lý nhà nước của bộ.

- Quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dụ, quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục ở các cấp học và các trình độ đào tạo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; nguyên tắc hoạt động, điều kiện và tiêu chuẩn của tổ chức, cá nhân hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; cấp phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; cấp, thu hồi giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục;

- Trình Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, cho phép hoạt động, đình chỉ, giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; quy định điều kiện và thủ tục để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam;

- Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động, đình chỉ hoạt động, giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, quyết định công nhận, thu hồi quyết định công nhận tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nươc ngoài hoạt động tại Việt Nam; quy định việc giám sát, đánh giá tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục;

- Quản lý hoạt động kiểm định chương trình đào tạo và kiểm định cơ sở giáo dục. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân và cơ sở giáo dục thực hiện đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy định về kiểm định chất lượng giáo dục.

Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng là cơ quan quy định tiêu chuẩn về sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định 86/2022/NĐ-CP như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn
...
5. Về sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu
a) Quy định tiêu chuẩn và việc lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non;
b) Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa giáo dục phổ thông; quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông;
c) Quy định về sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu giáo dục thường xuyên;
d) Quy định việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng tài liệu giảng dạy, giáo trình giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm.

Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm những đơn vị nào?

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 86/2022/NĐ-CP về cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm 23 đơn vị như sau:

- Vụ Giáo dục Mầm non

- Vụ Giáo dục Tiểu học

- Vụ Giáo dục Trung học

- Vụ Giáo dục Đại học

- Vụ Giáo dục thể chất

- Vụ Giáo dục dân tộc

- Vụ Giáo dục thường xuyên

- Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh

- Vụ Giáo dụ Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên

- Vụ Tổ chức cán bộ

- Vụ Kế hoạch - Tài chính

- Vụ Cơ sở vật chất

- Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường

- Vụ Pháp chế

- Văn phòng

- Thanh tra

- Cục Quản lý chất lượng

- Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục

- Cục Công nghệ thông tin

- Cục Hợp tác quốc tế

- Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

- Báo Giáo dục và Thời đại

- Tạp chí Giáo dục

Trong đó, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Báo Giáo dục và Thời đại, Tạp chí Giáo dục là các đơn vị sự nghiệp công lập, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ. Các đơn vị còn lại là tổ chức thuộc bộ giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}