Ban coi thi tốt nghiệp THPT năm 2023 có những trách nhiệm và quyền hạn gì? Thành phần Điểm thi đặt tại trường phổ thông và các cơ sở giáo dục khác ra sao?

Tôi muốn hỏi Thành phần Điểm thi đặt tại trường phổ thông và các cơ sở giáo dục khác ra sao? Câu hỏi của bạn An ở Huế.

Ban coi thi tốt nghiệp THPT năm 2023 có những trách nhiệm và quyền hạn gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT, ban coi thi tốt nghiệp THPT năm 2023 có những trách nhiệm và quyền hạn như sau:

- Trưởng ban Coi thi chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng thi về công tác coi thi; có nhiệm vụ điều hành toàn bộ công tác coi thi tại Hội đồng thi, quyết định giờ phát túi đề thi còn nguyên niêm phong cho cán bộ coi thi, quyết định xử lý các tình huống xảy ra trong các buổi thi;

- Phó Trưởng ban Coi thi, ủy viên và thư ký chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy nhiệm của Trưởng ban Coi thi.

Ban coi thi tốt nghiệp THPT năm 2023 có những trách nhiệm và quyền hạn gì? Thành phần Điểm thi đặt tại trường phổ thông và các cơ sở giáo dục khác ra sao?

Ban coi thi tốt nghiệp THPT năm 2023 có những trách nhiệm và quyền hạn gì? Thành phần Điểm thi đặt tại trường phổ thông và các cơ sở giáo dục khác ra sao?

Thành phần Điểm thi đặt tại trường phổ thông và các cơ sở giáo dục khác ra sao?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-BGDĐT, giám đốc sở GDĐT căn cứ số lượng thí sinh ĐKDT tại Hội đồng thi và điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ để quyết định thành lập các Điểm thi đặt tại trường phổ thông và các cơ sở giáo dục khác đáp ứng được các yêu cầu tổ chức thi.

Cụ thể, thành phần Điểm thi bao gồm:

- Trưởng Điểm thi là lãnh đạo trường phổ thông;

- 01 Phó Trưởng Điểm thi là lãnh đạo hoặc Tổ trưởng chuyên môn của cơ sở giáo dục nơi đặt Điểm thi phụ trách cơ sở vật chất;

Các Phó Trưởng Điểm thi là lãnh đạo hoặc Tổ trưởng chuyên môn đến từ trường phổ thông khác;

- Thư ký Điểm thi là Thư ký Hội đồng thi hoặc giáo viên trường phổ thông;

- Cán bộ coi thi là giáo viên trường phổ thông hoặc trường THCS trên địa bàn tỉnh;

- Cán bộ giám sát phòng thi là giáo viên trường phổ thông; trật tự viên, nhân viên phục vụ là nhân viên của trường nơi đặt Điểm thi;

- Nhân viên y tế, công an (hoặc kiểm soát viên quân sự trong trường hợp đặc biệt).

Theo đó, so với quy định hiện nay, kiểm soát viên quân sự chỉ trở thành thành viên của Điểm thi trong trường hợp đặc biệt.

Ngoài ra, còn một số quy định khác về Trưởng Điểm thi, Phó Trưởng Điểm thi như sau:

- Trưởng Điểm thi và Phó Trưởng Điểm thi không cùng thuộc một trường phổ thông; mỗi phòng thi bảo đảm bố trí hai cán bộ coi thi ở hai trường phổ thông khác nhau; mỗi cán bộ giám sát phòng thi thực hiện giám sát không quá 03 (ba) phòng thi trong cùng một dãy phòng thi;

Trưởng Điểm thi, Phó trưởng Điểm thi (không phụ trách cơ sở vật chất), cán bộ coi thi, cán bộ giám sát phòng thi không được làm nhiệm vụ tại Điểm thi có học sinh lớp 12 của trường mình dự thi trong năm tổ chức kỳ thi;

- Trưởng Điểm thi quyết định tổ chức thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn về công tác coi thi tại Điểm thi, chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ trước Trưởng ban Coi thi và Chủ tịch Hội đồng thi;

- Phó Trưởng Điểm thi, cán bộ coi thi, cán bộ giám sát phòng thi và các thành viên khác làm nhiệm vụ tại Điểm thi chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy nhiệm của Trưởng Điểm thi;

- Để thực hiện các công việc của Điểm thi, lãnh đạo Điểm thi được sử dụng con dấu của trường phổ thông hoặc cơ sở giáo dục nơi đặt Điểm thi.

Thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2023 sẽ phải thi mấy bài thi?

Căn cứ quy định tại Điều 3 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT có quy định về bài thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2023 như sau:

Bài thi
Tổ chức thi 05 bài thi, gồm: 03 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ; 01 bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên (viết tắt là KHTN) gồm các môn thi thành phần Vật lí, Hóa học, Sinh học; 01 bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội (viết tắt là KHXH) gồm các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT hoặc các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí đối với thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT.

Theo như quy định trên thì vào kì thi THPT quốc gia 2023 thí sinh sẽ phải thi 05 bài thi bao gồm:

- Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ;

- 01 bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên (viết tắt là KHTN) gồm các môn thi thành phần Vật lí, Hóa học, Sinh học;

- 01 bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội (viết tắt là KHXH) gồm các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT hoặc các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí đối với thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}