Nguyên tắc xuất cảnh, nhập cảnh là gì? Công dân Việt Nam phải chuẩn bị giấy tờ gì để xuất nhập cảnh?

Nguyên tắc xuất cảnh, nhập cảnh là gì? Công dân Việt Nam phải chuẩn bị giấy tờ gì để xuất nhập cảnh? - Câu hỏi của Ngân (Long An)

Nguyên tắc xuất cảnh, nhập cảnh là gì?

Theo quy định tại Điều 3 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh 2019, Công dân Việt Nam thực hiện xuất nhập cảnh theo nguyên tắc sau:

- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Bảo đảm công khai, minh bạch, thuận lợi cho công dân Việt Nam; chặt chẽ, thống nhất trong quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

- Bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam trong hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh.

- Mọi hành vi vi phạm pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh của cơ quan, tổ chức, cá nhân phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Nguyên tắc xuất cảnh, nhập cảnh là gì? Công dân Việt Nam phải chuẩn bị giấy tờ gì để xuất nhập cảnh?

Nguyên tắc xuất cảnh, nhập cảnh là gì? Công dân Việt Nam phải chuẩn bị giấy tờ gì để xuất nhập cảnh?

Quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam khi thực hiện xuất nhập cảnh?

Theo quy định tại Điều 5 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh 2019 về quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam như sau:

- Công dân Việt Nam có các quyền sau đây:

+ Được cấp giấy tờ xuất nhập cảnh theo quy định của Luật này;

+ Người từ đủ 14 tuổi trở lên có quyền lựa chọn cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử hoặc hộ chiếu không gắn chíp điện tử;

+ Được xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của Luật này;

+ Được bảo đảm bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, trừ trường hợp phải cung cấp thông tin, tài liệu theo quy định của pháp luật;

+ Yêu cầu cung cấp thông tin về xuất cảnh, nhập cảnh của mình; yêu cầu cập nhật, chỉnh sửa thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, giấy tờ xuất nhập cảnh của mình để bảo đảm đầy đủ, chính xác;

+ Sử dụng hộ chiếu của mình để thực hiện giao dịch hoặc thủ tục khác theo quy định của pháp luật;

+ Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện, yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật.

- Công dân Việt Nam có các nghĩa vụ sau đây:

+ Chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và pháp luật của nước đến khi ra nước ngoài;

+ Thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy tờ xuất nhập cảnh, gia hạn hộ chiếu, khôi phục giá trị sử dụng hộ chiếu theo quy định của Luật này;

+ Sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp để xuất cảnh, nhập cảnh;

+ Chấp hành yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền trong việc kiểm tra người, hành lý, giấy tờ xuất nhập cảnh khi làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh;

+ Nộp lệ phí cấp giấy tờ xuất nhập cảnh theo quy định của pháp luật.

-. Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi thông qua người đại diện hợp pháp của mình thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật này.

Giấy tờ xuất nhập cảnh gồm những gì?

Theo quy định tại Điều 6 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh 2019 về Giấy tờ xuất nhập cảnh như sau:

- Giấy tờ xuất nhập cảnh bao gồm:

+ Hộ chiếu ngoại giao;

+ Hộ chiếu công vụ;

+ Hộ chiếu phổ thông;

+ Giấy thông hành.

- Hộ chiếu có gắn chíp điện tử hoặc không gắn chíp điện tử cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên. Hộ chiếu không gắn chíp điện tử được cấp cho công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi hoặc cấp theo thủ tục rút gọn.

- Thông tin trên giấy tờ xuất nhập cảnh bao gồm: ảnh chân dung; họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh; ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp; ngày, tháng, năm hết hạn; số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân; chức vụ, chức danh đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ phù hợp với yêu cầu đối ngoại.

Thời hạn của giấy tờ xuất nhập cảnh là bao lâu?

Theo quy định tại Điều 7 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh 2019 về thời hạn của giấy tờ xuất nhập cảnh:

- Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm; có thể được gia hạn một lần không quá 03 năm.

- Thời hạn của hộ chiếu phổ thông được quy định như sau:

+ Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm và không được gia hạn;

+ Hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi có thời hạn 05 năm và không được gia hạn;

+ Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.

- Giấy thông hành có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}