Chợ hạng 1 2 3 là gì? Nội quy chợ được quy định như thế nào theo Nghị định 60 2024? Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng chợ ra sao?

Chợ hạng 1 2 3 là gì? Nội quy chợ được quy định như thế nào theo Nghị định 60 2024? Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng chợ ra sao?

Chợ hạng 1 2 3 là gì? Phân loại chợ hạng 1 2 3 như thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Phân loại chợ
...
2. Phân loại chợ theo quy mô:
a) Chợ hạng 1:
Là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố theo quy hoạch;
Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ; tổ chức các hoạt động tối thiểu như trông giữ xe, vệ sinh công cộng và các hoạt động khác.
b) Chợ hạng 2:
Là chợ có từ 200 điểm kinh doanh đến 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố theo quy hoạch;
Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ; tổ chức các hoạt động tối thiểu như trông giữ xe, vệ sinh công cộng và các hoạt động khác.
c) Chợ hạng 3:
Là chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc chưa được đầu tư xây dựng kiên cố, bán kiên cố;
Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ; tổ chức các hoạt động tối thiểu như vệ sinh công cộng.
...

Như vậy, phân loại chợ hạng 1 2 3 như sau:

Phân loại chợ

Số lượng địa điểm kinh doanh

Hình thức xây dựng

Chợ hạng 1

Có trên 400 điểm kinh doanh

- Xây dựng kiên cố theo quy hoạch;

- Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ; tổ chức các hoạt động tối thiểu như trông giữ xe, vệ sinh công cộng và các hoạt động khác.

Chợ hạng 2

Có từ 200 điểm kinh doanh đến 400 điểm kinh doanh

- Xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố theo quy hoạch;

- Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ; tổ chức các hoạt động tối thiểu như trông giữ xe, vệ sinh công cộng và các hoạt động khác.

Chợ hạng 3

Có dưới 200 điểm kinh doanh

- Chưa được đầu tư xây dựng kiên cố, bán kiên cố

- Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ; tổ chức các hoạt động tối thiểu như vệ sinh công cộng.

Chợ hạng 1 2 3 là gì? Nội quy chợ được quy định như thế nào theo Nghị định 60 2024? Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng chợ ra sao?

Chợ hạng 1 2 3 là gì? Nội quy chợ được quy định như thế nào theo Nghị định 60 2024? Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng chợ ra sao? (Hình từ Internet)

Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng chợ ra sao?

Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng chợ như sau:

- Quyền của chủ đầu tư xây dựng chợ:

+ Chủ đầu tư xây dựng chợ được hưởng ưu đãi đầu tư, vay vốn từ các Quỹ đầu tư phát triển theo quy định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương;

+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

- Nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng chợ:

+ Triển khai thực hiện việc đầu tư xây dựng chợ theo các quy định hiện hành về đầu tư, xây dựng và pháp luật có liên quan;

+ Thực hiện việc bảo trì trong chu kỳ dự án đầu tư xây dựng chợ;

+ Chủ đầu tư xây dựng, xây dựng lại, di dời chợ phối hợp với cơ quan có thẩm quyền công khai thông tin niêm yết tại trụ sở cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các địa điểm khác có liên quan, lấy ý kiến của các bên liên quan theo quy định của pháp luật. Thời hạn công khai thông tin tối thiểu là 30 ngày (không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ tết);

+ Chủ đầu tư xây dựng, xây dựng lại, di dời chợ thực hiện việc: xây dựng phương án, chính sách hỗ trợ di chuyển; bảo đảm duy trì hoạt động của chợ tạm; xây dựng phương án khai thác, bố trí, sắp xếp điểm kinh doanh của chợ, lấy ý kiến của các thương nhân kinh doanh tại chợ;

+ Chủ đầu tư xây dựng chợ mới đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về bố trí các công trình trong phạm vi chợ; đối với các chợ cải tạo, nâng cấp chú trọng các quy định về phòng cháy chữa cháy, cấp thoát nước, vệ sinh công cộng, chiếu sáng, thông gió, khu để xe theo quy định;

+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Nội quy chợ được quy định như thế nào theo Nghị định 60 2024?

Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định về nội quy chợ như sau:

(1) Nội quy chợ phải có những nội dung chính sau đây:

- Thời gian mở cửa;

- Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh tại chợ;

- Quy định về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại chợ;

- Quy định về người đến giao dịch, mua bán, tham quan, thi hành công vụ tại chợ;

- Quy định đối với cán bộ, nhân viên quản lý chợ;

- An toàn phòng cháy chữa cháy, phòng chống thiên tai;

- An ninh, trật tự tại chợ;

- Vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm;

- Chợ văn minh thương mại, quy tắc ứng xử;

- Yêu cầu về tổ chức, tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội tại chợ;

- Quy định về xử lý các hành vi vi phạm tại chợ;

- Các quy định khác.

(2) Nội quy chợ phải được niêm yết công khai, rõ ràng, ở nơi dễ nhìn, dễ quan sát trong chợ và phải được phổ biến đến thương nhân kinh doanh tại chợ.

(3) Tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong chợ và các tổ chức, cá nhân có liên quan phải chấp hành quy định của pháp luật và Nội quy chợ.

(4) Các hành vi vi phạm Nội quy chợ do tổ chức quản lý chợ xử lý theo thẩm quyền.

(5) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Nội quy mẫu để thống nhất việc xây dựng nội quy chợ và áp dụng cho tất cả các chợ trên địa bàn.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}