Bảng giá đất là gì theo quy định hiện nay? Bảng giá đất được sử dụng vào những mục đích như thế nào?

Bảng giá đất là gì theo quy định hiện nay? Bảng giá đất được sử dụng vào những mục đích nào? Câu hỏi của bạn An ở Huế.

Bảng giá đất là gì theo quy định hiện nay?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 114 Luật Đất đai 2013 và khoản 19 Điều 13 Luật Đất đai 2013 như sau:

Giải thích từ ngữ
...
Giá đất là giá trị của quyền sử dụng đất tính trên một đơn vị diện tích đất.
Bảng giá đất và giá đất cụ thể
1. Căn cứ nguyên tắc, phương pháp định giá đất và khung giá đất, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua bảng giá đất trước khi ban hành. Bảng giá đất được xây dựng định kỳ 05 năm một lần và công bố công khai vào ngày 01 tháng 01 của năm đầu kỳ.

Theo đó, bảng giá đất được hiểu là bảng tập hợp giá đất của các loại đất theo từng vị trí do UBND cấp tỉnh ban hành sau khi được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua định kỳ 05 năm một lần và công bố công khai vào ngày 01/01 của năm đầu kỳ.

Bảng giá đất là gì theo quy định hiện nay? Bảng giá đất được sử dụng vào những mục đích như thế nào?

Bảng giá đất được sử dụng vào những mục đích nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 114 Luật Đất đai 2013 quy định bảng giá đất được sử dụng để làm căn cứ trong các trường hợp sau:

(1) Tính tiền sử dụng đất trong một số trường hợp, cụ thể:

- Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức.

Khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất (cấp Giấy chứng nhận) thì một số trường hợp hộ gia đình, cá nhân phải nộp tiền sử dụng đất. Hay nói cách khác, trong một số trường hợp làm Sổ đỏ phải nộp tiền sử dụng đất. Khi được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thì tiền sử dụng đất được tính theo 02 loại giá đất khác nhau:

+ Nếu công nhận phần diện tích đất ở trong hạn mức thì nộp tiền sử dụng đất theo đúng giá đất tại bảng giá đất (số tiền sẽ ít hơn).

+ Nếu công nhận phần diện tích vượt hạn mức thì tiền sử dụng đất phải nộp được tính theo giá đất cụ thể (số tiền phải nộp nhiều hơn).

- Tính tiền sử dụng đất khi cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân.

(2) Tính thuế sử dụng đất

Tùy thuộc vào loại đất được sử dụng mà người sử dụng đất có nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp, trừ trường hợp được miễn.

Theo Thông tư 153/2011/TT-BTC, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp nếu không thuộc trường hợp được miễn, giảm thì được tính như sau:

Thuế phải nộp = (Diện tích x Giá của 1m2 đất) x Thuế suất

Trong đó, giá của 01m2 đất thông thường bằng giá đất quy định trong bảng giá đất, một số vị trí thì giá của 01m2 đất bằng giá đất x hệ số K.

(3) Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai

Khi đăng ký quyền sử dụng đất thì người có quyền sử dụng đất phải nộp lệ phí trước bạ. Trường hợp đăng ký, cấp Giấy chứng nhận lần đầu thì lệ phí trước bạ phải nộp bằng giá đất tại bảng giá đất x 0.5%.

(4) Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

(5) Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai.

(6) Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.

Thủ tục ban hành bảng giá đất được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 12 Nghị định 44/2014/NĐ-CP, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành bảng giá đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:

Trình tự, thủ tục xây dựng bảng giá đất
1. Trình tự xây dựng bảng giá đất thực hiện theo quy định sau đây:
a) Xác định loại đất, vị trí đất theo xã đồng bằng, trung du, miền núi và theo loại đô thị trên địa bàn đơn vị hành chính cấp tỉnh;
b) Điều tra, tổng hợp, phân tích thông tin giá đất thị trường; các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, quản lý và sử dụng đất đai ảnh hưởng đến giá đất;
c) Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện bảng giá đất hiện hành;
d) Xây dựng bảng giá đất và Tờ trình về việc ban hành bảng giá đất; xử lý giá đất trong bảng giá đất tại khu vực giáp ranh theo quy định tại Điều 13 của Nghị định này;
đ) Tổ chức lấy ý kiến về dự thảo bảng giá đất;
e) Hoàn thiện dự thảo bảng giá đất trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
g) Thẩm định dự thảo bảng giá đất;
h) Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua bảng giá đất;
i) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định ban hành bảng giá đất.
2. Hồ sơ xây dựng bảng giá đất trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm có:
a) Tờ trình về việc ban hành bảng giá đất;
b) Dự thảo bảng giá đất;
c) Báo cáo thuyết minh xây dựng bảng giá đất;
đ) Văn bản thẩm định bảng giá đất.
3. Hồ sơ xây dựng bảng giá đất trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua gồm: Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; dự thảo bảng giá đất và Báo cáo thuyết minh xây dựng bảng giá đất.
4. Việc thẩm định bảng giá đất do Hội đồng thẩm định bảng giá đất thực hiện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng thẩm định bảng giá đất bao gồm các thành phần sau:
a) Đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng;
b) Đại diện lãnh đạo Sở Tài chính làm thường trực Hội đồng; đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tư pháp và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện); tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất hoặc chuyên gia về giá đất và các thành viên khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành bảng giá đất tại địa phương định kỳ 05 năm một lần và công bố công khai vào ngày 01 tháng 01 của năm đầu kỳ.

Theo đó, quy trình ban hành bảng giá đất như sau:

Bước 1: Xây dựng dự thảo bảng giá đất

Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành bảng giá đất tại địa phương định kỳ 05 năm một lần. Trong đó thực hiện các công việc sau:

- Xác định loại đất, vị trí đất theo xã đồng bằng, trung du, miền núi và theo loại đô thị trên địa bàn đơn vị hành chính cấp tỉnh.

- Điều tra, tổng hợp, phân tích thông tin giá đất thị trường; các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, quản lý và sử dụng đất đai ảnh hưởng đến giá đất.

- Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện bảng giá đất hiện hành.

- Xây dựng bảng giá đất và Tờ trình về việc ban hành bảng giá đất; xử lý giá đất trong bảng giá đất tại khu vực giáp ranh.

- Tổ chức lấy ý kiến về dự thảo bảng giá đất.

- Hoàn thiện dự thảo bảng giá đất trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Bước 2: Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Hồ sơ trình gồm có:

- Tờ trình về việc ban hành bảng giá đất;

- Dự thảo bảng giá đất;

- Báo cáo thuyết minh xây dựng bảng giá đất;

- Văn bản thẩm định bảng giá đất.

Bước 3: Thông qua bảng giá đất

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}