Tài liệu giảng dạy trong chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dược sĩ phải kết hợp giữa kinh nghiệm thực tiễn và kỹ năng thực hành?

Tôi có thắc mắc như sau: Trong chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dược sĩ thì tài liệu dùng để giảng dạy phải bảo đảm về những kiến thức, chương trình như thế nào?

Mục tiêu bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dược sĩ là để nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức dược sĩ?

Căn cứ vào tiểu mục 1 Mục II Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 1734/QĐ-BYT năm 2022 đã đưa ra mục tiêu của Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dược sĩ như sau:

“II. MỤC TIÊU, YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu chung
Trang bị kiến thức chung về quản lý nhà nước, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức Dược sỹ góp phần vào hoạt động chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
1.2. Mục tiêu cụ thể
Sau khi học xong chương trình, học viên có thể:
1) Phân tích được một số nội dung cơ bản về quản lý nhà nước áp dụng trong lĩnh vực dược.
2) Bồi dưỡng kiến thức và phát triển chuyên môn, nghiệp vụ gắn với chức trách nhiệm vụ của Dược sỹ theo yêu cầu của vị trí việc làm, đáp ứng công việc được giao.
3) Vận dụng một số kỹ năng mềm cần thiết trong thực hành nghề nghiệp dược.”

Theo đó, việc tổ chức chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dược sĩ là nhằm thực hiện những mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể theo quy định nêu trên.

Tài liệu giảng dạy trong chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dược sĩ phải kết hợp giữ lý thuyết và thực tiễn, kinh nghiệm và kỹ năng thực hành?

Tài liệu giảng dạy trong chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dược sĩ phải kết hợp giữa kinh nghiệm thực tiễn và kỹ năng thực hành?

Tài liệu giảng dạy trong chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dược sĩ phải kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, kinh nghiệm và kỹ năng thực hành?

Căn cứ vào tiểu mục 1 Mục VI Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 1734/QĐ-BYT năm 2022 đã đặt ra những yêu cầu đối với việc biên soạn tải liệu trong chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dược sĩ như sau:

“VI. YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC BIÊN SOẠN TÀI LIỆU, GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CÁC CHUYÊN ĐỀ
1. Đối với việc biên soạn tài liệu
- Tài liệu được biên soạn phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Dược sỹ đối với vị trí viên chức trước khi bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp;
- Nội dung tài liệu phải bảo đảm kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng thực hành; không trùng lặp;
- Tài liệu phải thường xuyên được bổ sung, cập nhật, nâng cao, phù hợp với thực tế;
- Các chuyên đề được xây dựng phải đảm bảo tính thiết thực; nội dung khoa học, phù hợp với trình độ người học và theo hướng mở, cập nhật về Dược sỹ nói riêng và khoa học sức khỏe nói chung.”

Theo đó, việc biên soạn tài liệu trong chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dược sĩ được thực hiện theo quy định trên.

Giảng viên và học viên trong chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dược sĩ phải đảm bảo thực hiện những yêu cầu nào?

Căn cứ vào tiểu mục 2 Mục IV Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 1734/QĐ-BYT năm 2022 đã đặt ra những yêu cầu đối với giảng viên và học viên như sau:

“VI. YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC BIÊN SOẠN TÀI LIỆU, GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CÁC CHUYÊN ĐỀ
...
2. Đối với việc giảng dạy
2.1. Đối với giảng viên
- Giảng viên bồi dưỡng các chuyên đề của Chương trình này phải đạt tiêu chuẩn giảng viên theo quy định tại Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, NĐ 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021 sửa đổi Nghị định số 101/2017/NĐ-CP và Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08/01/2018 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và các quy định hiện hành;
- Sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực, giảng viên đưa ra nhiều bài tập tình huống, nêu các ví dụ sát thực tế và phù hợp với tình hình thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe của các cơ quan, tổ chức;
- Trong các cuộc thảo luận trên lớp, giảng viên đóng vai trò hướng dẫn, gợi ý để phát huy kinh nghiệm thực tế và khả năng giải quyết vấn đề của tất cả học viên; định hướng và kiểm soát để nội dung thảo luận bám sát mục tiêu học tập đã đề ra.
- Đối với việc giảng dạy các chuyên đề kỹ năng, cần tăng cường thảo luận và giải quyết tình huống để học viên cùng trao đổi trên lớp.
2.2. Đối với học viên
- Học viên phải nghiên cứu, thảo luận làm bài tập tình huống theo yêu cầu của giảng viên;
- Tham gia các hoạt động học tập theo kế hoạch, nếu nghỉ quá 20% thời lượng học lý thuyết, không đạt bài kiểm tra và tiểu luận cuối khóa sẽ không đủ điều kiện được cấp chứng chỉ.”

Theo đó, giảng viên trong chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dược sĩ phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định nêu trên. Phải sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực, đưa ra những tình huống và ví dụ sát thực, phù hợp với công tác chăm sóc sức khỏe.

Đối với học viên thì cần phải nghiên cứu, thảo luận các tình huống theo yêu cầu của giảng viên. Nếu nghỉ quá 20% thời lượng học lý thuyết, không đạt bài kiểm tra và tiểu luận cuối khóa sẽ không đủ điều kiện được cấp chứng chỉ.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

47 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}