Việc xử lý hành vi tham nhũng tiêu cực trong công tác cán bộ được quy định như thế nào? Trách nhiệm phòng chống tham nhũng ra sao?
Công tác cán bộ gồm những khâu gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 có định nghĩa về Quyền lực trong công tác cán bộ như sau:
Quyền lực trong công tác cán bộ là thẩm quyền của tổ chức, cá nhân trong các khâu liên quan đến công tác cán bộ, gồm: Tuyển dụng, đánh giá, lấy phiếu tín nhiệm, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn, bố trí, phân công, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, tái cử, chỉ định, điều động, luân chuyển, biệt phái; phong, thăng, giáng, tước quân hàm; cho thôi giữ chức vụ, thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân; tạm đình chỉ, đình chỉ chức vụ, cho từ chức, miễn nhiệm, cách chức; khen thưởng, kỷ luật; kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ và bảo vệ chính trị nội bộ.
Theo đó, các khâu trong công tác cán bộ được xác định như sau:
- Tuyển dụng, đánh giá, lấy phiếu tín nhiệm, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn, bố trí, phân công, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, tái cử, chỉ định, điều động, luân chuyển, biệt phái;
- Phong, thăng, giáng, tước quân hàm;
- Cho thôi giữ chức vụ, thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội, HĐND;
- Tạm đình chỉ, đình chỉ chức vụ, cho từ chức, miễn nhiệm, cách chức;
- Khen thưởng, kỷ luật;
- Kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ và bảo vệ chính trị nội bộ.
Việc xử lý hành vi tham nhũng tiêu cực trong công tác cán bộ được quy định như thế nào? Trách nhiệm phòng chống tham nhũng ra sao?
Việc xử lý hành vi tham nhũng tiêu cực trong công tác cán bộ được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 14 Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 như sau:
Xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ
1. Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức vi phạm Quy định này thì cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định. Đồng thời, cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng các biện pháp xử lý sau:
a) Bị khiển trách thì sau thời hạn ít nhất 12 tháng kể từ ngày quyết định khiển trách có hiệu lực thi hành mới được xem xét quy hoạch cán bộ. Không bố trí làm công tác tham mưu, nghiệp vụ về tổ chức, cán bộ, kiểm tra, thanh tra.
b) Bị cảnh cáo thì xem xét miễn nhiệm. Sau thời hạn ít nhất 30 tháng kể từ ngày quyết định miễn nhiệm có hiệu lực thi hành mới được xem xét quy hoạch cán bộ. Không bố trí làm công tác tham mưu, nghiệp vụ về tổ chức, cán bộ, kiểm tra, thanh tra.
c) Bị cách chức thì sau thời hạn ít nhất 60 tháng kể từ ngày quyết định cách chức có hiệu lực thi hành mới được xem xét quy hoạch cán bộ. Không bố trí làm công tác tham mưu, nghiệp vụ về tổ chức, cán bộ, kiểm tra, thanh tra.
d) Bị khai trừ ra khỏi Đảng thì đề xuất cơ quan có thẩm quyền xem xét buộc thôi việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.
2. Đối với các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ có kết luận vi phạm thì chuyển hồ sơ đến các cơ quan chức năng để xem xét, xử lý theo quy định.
Như vậy, việc xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ được thực hiện theo nội dung nêu trên.
Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức vi phạm Quy định này thì cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định.
Đối với các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ có kết luận vi phạm thì chuyển hồ sơ đến các cơ quan chức năng để xem xét, xử lý theo quy định.
Trách nhiệm phòng chống tham nhũng trong công tác cán bộ ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 12 Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 như sau:
Trách nhiệm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ
1. Nghiêm cấm tổ chức, cá nhân thực hiện các hành vi quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5; cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo và các thành viên, người đứng đầu, cán bộ tham mưu, nhân sự thực hiện nghiêm quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 Quy định này.
2. Cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo và người đứng đầu địa phương, cơ quan, đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Phát hiện, tiếp nhận thông tin liên quan đến hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.
b) Cung cấp thông tin và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong quá trình kiểm tra, xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ ở cơ quan, đơn vị mình.
c) Bảo vệ và khen thưởng kịp thời những cá nhân phát hiện, phản ánh, cung cấp thông tin, tố cáo đúng các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ; đồng thời, xử lý nghiêm những người tố cáo sai sự thật làm ảnh hưởng uy tín người khác.
3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan dân cử thông qua việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, nếu phát hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ thì kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra và xử lý, đồng thời giám sát việc thực hiện kiến nghị theo quy định.
4. Cán bộ, đảng viên, đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân có trách nhiệm phát hiện và lắng nghe ý kiến của Nhân dân để phản ánh, tố cáo, cung cấp thông tin cho các cơ quan có thẩm quyền về hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì trong công tác cán bộ, trác nhiệm phòng chống tham nhũng, tiêu cực được xác định như trên.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;