Việc thu thập thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán nhà nước được thực hiện như thế nào?

Việc thu thập thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán nhà nước được thực hiện như thế nào? Câu hỏi của bạn Minh ở Bình Dương.

Quy trình khảo sát, thu thập thông tin để chuẩn bị kiểm toán của kiểm toán nhà nước gồm bao nhiêu bước?

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN quy định các bước khảo sát, thu nhập thông tin để chuẩn bị kiểm toán của kiểm toán nhà nước gồm các bước:

- Lập, phê duyệt và gửi Đề cương khảo sát

+ Lập Đề cương khảo sát

+ Phê duyệt Đề cương khảo sát

+ Gửi Đề cương khảo sát

- Khảo sát và thu thập thông tin.

Việc thu thập thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán nhà nước được thực hiện như thế nào?

Việc thu thập thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán nhà nước được thực hiện như thế nào?

Quy trình lập, phê duyệt và gửi Đề cương khảo sát của kiểm toán nhà nước như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN quy định quy trình lập, phê duyệt và gửi Đề cương khảo sát của kiểm toán nhà nước như sau:

Bước 1: Lập Đề cương khảo sát

- Nội dung đề cương khảo sát gồm:

+ Căn cứ khảo sát

+ Thông tin cơ bản cần thu thập theo tính chất của cuộc kiểm toán

+ Các tài liệu, hồ sơ, báo cáo cần thu thập liên quan đến vấn đề được kiểm toán

+ Tổ chức đoàn khảo sát

+ Đơn vị được khảo sát chi tiết

+ Thời gian khảo sát

+ Dự toán kinh phí và các điều kiện vật chất cho hoạt động khảo sát

- Việc khảo sát có thể lấy các thông tin tại:

+ Thu thập được từ tài liệu khảo sát lần trước (đối với các đơn vị trước đây đã kiểm toán)

+ Hoặc thông tin các đơn vị đã có trên hệ thống phần mềm cơ sở dữ liệu đầu mối kiểm toán của Kiểm toán nhà nước

- Các thông tin khai thác bằng công nghệ thông tin trên dữ liệu điện tử của đơn vị được kiểm toán, cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan

Lưu ý: Chỉ yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp các thông tin bổ sung thay đổi so với lần kiểm toán trước gần nhất và những thông tin chưa thu thập được từ các hình thức trên.

- Phê duyệt Đề cương khảo sát

Kiểm toán trưởng phê duyệt Đề cương khảo sát trước khi gửi đơn vị được khảo sát và triển khai thực hiện khảo sát.

- Gửi Đề cương khảo sát

Đề cương khảo sát gửi cho đơn vị được khảo sát kèm theo Công văn gửi Đề cương khảo sát trước khi thực hiện các thủ tục khảo sát, thu thập thông tin tại đơn vị.

Tiến hành thu thập thông tin về đơn vị được kiểm toán, môi trường hoạt động, tình hình tài chính và thông tin liên quan khác trong kiểm toán nhà nước như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN quy định việc tiến hành thu thập thông tin về đơn vị được kiểm toán, môi trường hoạt động, tình hình tài chính và thông tin liên quan khác như sau:

- Tùy theo loại hình kiểm toán, mục tiêu và yêu cầu của cuộc kiểm toán để xác định các thông tin cần thiết thu thập, có thể bao gồm:

+ Đặc điểm của đơn vị;

+ Các quy định pháp lý và các yếu tố khác ảnh hưởng tới hoạt động của đơn vị;

+ Các chính sách kế toán mà đơn vị đang áp dụng; các quy định về khuôn khổ lập và trình bày báo cáo tài chính, thông tin tài chính của đơn vị được kiểm toán;

+ Tình hình tài chính của đơn vị;

+ Tình hình quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính; công tác quản lý tài chính, ngân sách tại đơn vị, các hoạt động, các giao dịch; các thông tin liên quan đến quản lý tài chính, tài sản công khác có ảnh hưởng quan trọng; tình hình thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao;

+ Việc đo lường và đánh giá kết quả hoạt động của đơn vị;

+ Tình hình thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra (nếu có);

+ Các tranh chấp về hợp đồng kinh tế, tài chính và các tranh chấp khác; các vụ kiện đang chờ xét xử và các vụ kiện gần đây đã có kết quả xét xử liên quan đến đơn vị được kiểm toán; những khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công nhân viên và các đối tượng khác có liên quan (nếu có);

+ Các thông tin khác có liên quan.

- Phương pháp thu thập thông tin:

+ Xem xét, đối chiếu các tài liệu, quy định có liên quan;

+ Trao đổi, phỏng vấn các nhà quản lý và nhân viên có trách nhiệm của đơn vị;

+ Khai thác từ các tài liệu lưu trữ của Kiểm toán nhà nước liên quan đến đơn vị được kiểm toán;

+ Trao đổi với các cơ quan quản lý chuyên ngành, cơ quan quản lý nhà nước cấp trên trực tiếp;

+ Khai thác thông tin có liên quan đến đơn vị được kiểm toán trên các phương tiện thông tin đại chúng;

+ Yêu cầu đơn vị được kiểm toán và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán báo cáo bằng văn bản hoặc cung cấp các thông tin, tài liệu theo mục tiêu kiểm toán.

+ Truy cập vào cơ sở dữ liệu quốc gia và dữ liệu điện tử của Kiểm toán nhà nước, đơn vị được kiểm toán, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán để khai thác, thu thập thông tin, tài liệu liên quan trực tiếp đến nội dung, phạm vi kiểm toán; việc truy cập dữ liệu phải tuân thủ quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm bảo vệ bí mật, bảo mật, an toàn theo quy định của pháp luật;

+ Khai thác thông tin liên quan có tính chất đặc thù khác theo yêu cầu kiểm toán.

Việc thu thập thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán nhà nước được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 7 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN quy định việc thu thập thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ được thực hiện như sau:

- Thông tin cần thu thập về hệ thống kiểm soát nội bộ:

+ Môi trường kiểm soát;

+ Quy trình đánh giá (quản trị) rủi ro của đơn vị;

+ Hệ thống thông tin liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính bao gồm cả quy trình hoạt động có liên quan và trao đổi thông tin (đối với cuộc kiểm toán tài chính);

+ Các hoạt động kiểm soát liên quan;

+ Giám sát các kiểm soát.

Khi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị, KTVNN thực hiện theo Hệ thống CMKTNN và các hướng dẫn có liên quan của Kiểm toán nhà nước.

- Các phương pháp thu thập thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ chủ yếu:

+ Trao đổi, phỏng vấn các nhà quản lý và nhân viên có liên quan của đơn vị;

+ Kiểm tra, phân tích các báo cáo và tài liệu có liên quan;

+ Quan sát trực tiếp một số khâu trong các hoạt động của đơn vị;

+ Quan sát thực địa (nếu cần thiết);

+ Thử nghiệm một số khâu của quy trình kiểm soát nội bộ (nếu có).

Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN có hiệu lực từ ngày 13/7/2023.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}