Tỷ lệ bảo vệ khỏi mắc Covid-19 sau khi tiêm vắc xin là hơn 50%? Người trên 50 tuổi nên tiêm mũi 4 vì kháng thể sẽ suy giảm nhiều sau thời gian tiêm mũi 3?

Chào Lawmet, bạn cho tôi hỏi vấn đề sau: Người cao tuổi có nên tiêm mũi 4 vắc xin phòng Covid-19 hay không? Tỷ lệ bảo vệ của vắc xin là bao nhiêu phần trăm sau khi tiêm?

Người từ 50 tuổi trở lên nên tiêm mũi 4 vì kháng thể chống virus Covid-19 sẽ suy giảm đáng kể sau khoảng thời gian tiêm mũi 3?

Căn cứ vào Mục 1 Phụ lục của thông tin báo chí ban hành kèm theo Công văn 3465/BYT-TT-KT năm 2022 của Bộ Y tế đã hướng dẫn một số thông tin như sau:

“1. Hiệu quả của vắc xin trong phòng ngừa diễn biến nặng và tử vong do COVID-19
Bên cạnh đó, các nghiên cứu trên thế giới và trong đó có nghiên cứu của Việt Nam cũng chỉ ra kháng thể kháng SARS-CoV-2 sau tiêm mũi 3 sẽ suy giảm đáng kể khoảng 15 tuần sau khi tiêm, đặc biệt là kháng thể kháng biến chủng OMICRON. Do vậy việc tiêm mũi 4 đặc biệt hữu ích đối với những người:
- Người từ 50 tuổi trở lên;
- Người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng;
- Người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19 như cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu (lực lượng công an, quân đội, giáo viên, người làm việc trong lĩnh vực giao thông vận tải, người cung cấp dịch vụ thiết yếu, người làm việc tại các cơ sở dịch vụ du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ), công nhân, người làm việc các khu công nghiệp.
Với tình hình dịch COVID-19 hiện nay ở Việt Nam và việc triển khai tiêm mũi 3 đạt tỷ lệ trên 65% ở người từ 18 tuổi trở lên, rất cần thiết và là thời điểm phù hợp để tiêm nhắc mũi thứ 4.”

Theo đó, hiệu quả bảo vệ của vắc xin phòng Covid-19 với tỷ lệ hơn 50% hiệu quả bảo vệ khỏi mắc covid-19.

Ngoài ra, theo các nghiên cứu thì kháng thể sau khi mũi 3 sẽ suy giảm đáng kể sau 15 tuần kể từ thời điểm tiêm mũi 3. Vì thế người dân nên tiêm mũi 4 vắc xin phòng Covid-19 để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng.

Tỷ lệ bảo vệ hiệu quả của vắc xin phòng Covid-19 là hơn 50%?

Căn cứ vào Mục 1 Phụ lục của thông tin báo chí ban hành kèm theo Công văn 3465/BYT-TT-KT năm 2022 của Bộ Y tế đã hướng dẫn một số thông tin như sau:

“1. Hiệu quả của vắc xin trong phòng ngừa diễn biến nặng và tử vong do COVID-19
Các bằng chứng khoa học cho đến hiện nay đã chỉ ra rằng, hiệu quả bảo vệ của vắc xin để phòng mắc COVID-19 là trên 50%.
Cụ thể, một nghiên cứu gần đây do Tạp chí y khoa hàng đầu thế giới NEJM công bố, cho thấy hiệu quả bảo vệ sau tiêm mũi thứ 4 có thể ghi nhận ở cả 5 cấp độ của bệnh, bao gồm hiệu quả bảo vệ khỏi mắc bệnh, mắc bệnh có triệu chứng, mắc bệnh phải nhập viện, mắc bệnh nhập viện thể nặng nguy kịch và mắc bệnh dẫn đến tử vong, cụ thể như sau:
- Hiệu quả bảo vệ khỏi mắc COVID-19 là 52%;
- Hiệu quả bảo vệ khỏi mắc ở thể nhẹ có triệu chứng là 61%;
- Hiệu quả bảo vệ khỏi nguy cơ nhập viện do mắc COVID-19 là 72%;
- Hiệu quả bảo vệ khỏi mắc COVID-19 ở thể nặng, nguy kịch là 64%;
- Hiệu quả bảo vệ khỏi nguy cơ tử vong do mắc COVID-19 là 76%.
(Ori M, Jacob G.W, et al. Fourth Dose of BNT162b2 mRNA Covid-19 Vaccine in a Nationwide Setting. Thư New England Journal of Medicine. 2022)
Tại Việt Nam, Hệ thống quản lý điều trị COVID-19 của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế ghi nhận: Trong số 32.212 trường hợp tử vong do COVID-19 có tới 52,8% số tử vong là chưa tiêm vắc xin phòng COVID-19; 29.8% đã tiêm 1 mũi hoặc 2 mũi vắc xin và chỉ có 7,3% đã tiêm 3 mũi. Số liệu này một lần nữa khẳng định tính cần thiết phải thực hiện tiêm mũi nhắc lại lần 1 (mũi 3) cho những người đã hoàn thành 2 mũi tiêm cơ bản.”

Theo đó, hiệu quả bảo vệ khỏi mắc Covid-19 đối với người đã tiêm vắc xin phòng Covid-19 là 52%.

Tỷ lệ bảo vệ khỏi mắc covid-19 sau khi tiêm vắc xin là hơn 50%? Người từ 50 tuổi trở lên nên tiêm mũi 4 vì kháng thể chống Covid-19 sẽ suy giảm nhiều sau một khoảng thời gian tiêm mũi 3?

Tỷ lệ bảo vệ khỏi mắc Covid-19 sau khi tiêm vắc xin là hơn 50%? Người trên 50 tuổi nên tiêm mũi 4 vì kháng thể sẽ suy giảm nhiều sau thời gian tiêm mũi 3?

Trẻ em được tiêm vắc xin phòng Covid-19 sẽ giảm tỷ lệ bị nhiễm Hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C)?

Căn cứ vào Mục 2 Phụ lục của thông tin báo chí ban hành kèm theo Công văn 3465/BYT-TT-KT năm 2022 của Bộ Y tế đã hướng dẫn một số thông tin như sau:

“2. Thông tin, bằng chứng khoa học về lợi ích bảo vệ của vắc xin phòng COVID-19 bảo vệ trẻ khỏi Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C)
Có thể thấy, trẻ em mắc COVID-19 thường nhẹ hơn so với người lớn, nguy cơ tử vong cũng ít hơn. Số liệu theo dõi tử vong do COVID-19 ở trẻ từ 0 đến dưới 18 tuổi của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế cho thấy: số tử vong ở độ tuổi này mặc dù thấp, chỉ chiếm 0,59% trên tổng số tử vong chung của cả nước; tuy nhiên, một trong những vấn đề lo ngại với trẻ em sau mắc COVID-19 là Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C), đây là hội chứng với diễn biến bệnh cảnh rất nặng, tổn thương từ 2 cơ quan trở lên như: da niêm mạc, tiêu hóa, tim mạch, thận, hô hấp, huyết học, thần kinh…
Bên cạnh nhiều nghiên cứu trên y văn thế giới thì gần đây, Hiệp hội Y khoa Hoa kỳ đã ghi nhận bằng chứng khoa học từ nghiên cứu của Đan Mạch với gần 600 nghìn trẻ em và thanh thiếu niên bị nhiễm COVID-19. Kết quả nghiên cứu cho thấy vắc xin phòng COVID-19 có hiệu quả làm giảm nguy cơ mắc MIS-C ở nhóm đã tiêm vắc xin, với tỷ lệ cứ 1 triệu trẻ mắc COVID-19 chỉ có 3 trẻ mắc MIS-C; thấp hơn 15 lần so với nhóm chưa tiêm vắc xin COVID-19 với tỷ lệ 1 triệu trẻ mắc COVID-19 có tới 45 trẻ mắc MIS-C. Hiệu quả bảo vệ của vắc xin để ngăn ngừa hội chứng MIS-C ở trẻ em nhiễm COVID-19 lên tới trên 90%.
(Mette H, Laura E, et al. Risk and Phenotype of Multisystem Inflammatory Syndrome in Vaccinated and Unvaccinated Danish Children Before and During the Omicron Wave. JAMA Pediatrics. 2022)
Như vậy, nếu ước tính ở TP. Hồ Chí Minh có 900.000 trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, nếu tất cả được tiêm vắc xin phòng COVID-19 thì số mắc COVID-19 bị MIS-C chỉ là 1 đến 2 trường hợp so với con số là 40 trường hợp nếu tất cả số trẻ này không được tiêm vắc xin.
Nói về Hội chứng MIS-C, chỉ tính riêng tại Bệnh viện Nhi đồng 1 - TP. Hồ Chí Minh trong gần 1 năm qua đã tiếp nhận và điều trị 153 ca; trong đó số chưa được tiêm vắc xin phòng COVID-19 là 149 ca, chiếm tới 97,4%. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, đến nay cũng đã tiếp nhận và điều trị 369 trẻ em bị MIS-C, hầu hết trong số này là những trẻ chưa được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.”

Theo đó, trường hợp trẻ em đã tiêm vắc xin phòng Covid-19 thì sẽ giảm nguy cơ mắc MIS-C, tỷ lệ trong 1 triệu trẻ đã tiêm vắc xin thì chỉ có 3 trẻ bị mắc MIS-C, tỷ lệ này thấp hơn 15 lần so với việc chưa tiêm vắc xin.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

42 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}