Tuổi của mẹ trên 35 tuổi và bố trên 45 tuổi có phải là một trong những nguyên nhân gây ra khuyết tật ở trẻ không?

Tôi muốn hỏi độ tuổi của bố và mẹ có phải là một trong những nguyên nhân gây ra khuyết tật ở trẻ không? - câu hỏi của chị Việt Hà (Đơn Dương)

Phân dạng khuyết tật như thế nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Luật Người khuyết tật 2020, phân loại có 6 dạng khuyết tật sau 4

- Khuyết tật vận động;

- Khuyết tật nghe, nói;

- Khuyết tật nhìn;

- Khuyết tật thần kinh, tâm thần;

- Khuyết tật trí tuệ;

- Khuyết tật khác.

Đồng thời căn cứ theo Điều 2 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP quy định định nghĩa của các loại khuyết tật trên như sau:

- Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.

- Khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói.

- Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường.

- Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với nhữnglời nói, hành động bất thường.

- Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc.

- Khuyết tật khác là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp trên.

Tuổi của mẹ trên 35 tuổi và bố trên 45 tuổi có phải là một trong những nguyên nhân gây ra khuyết tật ở trẻ không?

Tuổi của mẹ trên 35 tuổi và bố trên 45 tuổi có phải là một trong những nguyên nhân gây ra khuyết tật ở trẻ không?

Tuổi của mẹ trên 35 tuổi và bố trên 45 tuổi có phải là một trong những nguyên nhân gây ra khuyết tật ở trẻ không?

Căn cứ theo Tài liệu Hướng dẫn Phát hiện sớm - Can thiệp sớm khuyết tật trẻ em, được Bộ Y tế công bố hôm 31/01/2023 được ban hành kèm theo Quyết định 359/QĐ-BYT năm 2023 có thống kê một số nguyên nhân gây ra khuyết tật ở trẻ em như sau:

Trong đó, ở nguyên nhân trước sinh có đề cập đến độ tuổi của mẹ và bố là một trong những nguyên nhân gây ra khuyết tật ở trẻ.

Cụ thể: Tuổi của mẹ trên 35 tuổi và bố trên 45 tuổi là một trong những nguy cơ sinh con bị khuyết tật.

Ngoài ra, nguyên nhân trước sinh còn có những trường hợp như:

- Bệnh của mẹ khi mang thai (vi rút, bệnh giáp trạng, ngộ độc thai, tiểu đường, chấn thương…).

- Mẹ phơi nhiễm môi trường độc hại khi mang thai:

+ Các kim loại nặng

+ Chất độc dùng trong nông nghiệp, thực phẩm - Các loại thuốc - Các chất khích thích: Rượu, ma túy..

- Dinh dưỡng bà mẹ

- Nhiễn trùng

- Bất thường Nhiễm sắc thể, Gen, chất liệu di truyền thai nhi.

Hiện Việt Nam có khoảng 1,2 triệu trẻ khuyết tật trong độ tuổi 0-17, tỷ lệ 3,1%. Loại khuyết tật phổ biến nhất ở trẻ là vận động và ngôn ngữ. Trong đó, nguyên nhân chính của tình trạng khuyết tật ở trẻ là khuyết tật bẩm sinh (chiếm khoảng 55-65%), còn lại là bệnh tật.

Tiêu chí chăm sóc sức khỏe cho trẻ khuyết tật được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Tài liệu Hướng dẫn Phát hiện sớm - Can thiệp sớm khuyết tật trẻ em, được Bộ Y tế công bố hôm 31/1 được ban hành kèm theo Quyết định 359/QĐ-BYT năm 2023 có thống kê tiêu chí chăm sóc sức khỏe cho trẻ khuyết tật như sau:

- Trong Thập kỷ vì người khuyết tật của Liên hiệp quốc (1983-1992), một loạt các hội nghị xem xét việc thiết lập các chương trình điều phối cho trẻ khuyết tật có nhu cầu can thiệp y tế để từ đó đưa ra một sự thống nhất cho thiết kế của chăm sóc hiện đại.

- Các hội nghị này đã đưa ra được các tiêu chí của mô hình chăm sóc y tế tốt nhất cho trẻ khuyết tật và trẻ có vấn đề về phát triển như sau:

(1) Coi trẻ và gia đình là trọng tâm của các dịch vụ chăm sóc y tế.

(2) Dựa vào nhu cầu của trẻ và gia đình, được xác định bởi kết quả đánh giá trẻ và gia đình một cách tổng thể và thích hợp.

(3) Khuyến khích cuộc sống bình thường của trẻ tại nhà và cộng đồng.

(4) Cung cấp các chỉ dẫn cho gia đình trong việc tạo một môi trường hỗ trợ và nuôi dưỡng quá trình phát triển của trẻ.

(5) Đảm bảo sự tiếp cận của trẻ với hàng loạt các dịch vụ về xã hội, giáo dục và y tế tổng hợp.

(6) Khuyến khích trẻ và gia đình trở thành những khách hàng có hiểu biết bằng cách tăng cường kiến thức và thông tin về hệ thống chăm sóc ytế.

(7) Phải sẵn có các nguồn cung cấp dịch vụ có hiệu quả và hiệu suất cao. Góp phần vào quá trình điều phối và liên lạc giữa trẻ, gia đình, nhà trường và các cơ quan liên quan khác.

(8) Cải thiện sự độc lập về chức năng của trẻ và gia đình.

(9) Bảo vệ sự toàn vẹn của cấu trúc gia đình

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}