Tự ý cải tạo, sửa chữa nhà ở công vụ bị phạt bao nhiêu tiền? Thời hiệu xử phạt đối với hành vi tự ý cải tạo, sửa chữa nhà ở công vụ là bao lâu?

Chào Lawnet, cho tôi hỏi vấn đề sau: Tự ý cải tạo, sửa chữa nhà ở công vụ thì có bị xử phạt hay không? Nếu có thì thời hiệu xử phạt hành vi tự ý sửa chữa, cải tạo nhà công vụ là trong bao lâu? Xin cảm ơn!

Quản lý và sử dụng nhà ở được thực hiện dựa trên những nội dung nào?

Căn cứ vào Điều 75 Luật Nhà ở 2014 quy định như sau:

“Điều 75. Nội dung quản lý, sử dụng nhà ở
1. Lập, lưu trữ và quản lý hồ sơ về nhà ở.
2. Bảo hiểm nhà ở.
3. Quản lý, sử dụng nhà ở có giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử.
4. Quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
5. Bảo hành, bảo trì, cải tạo, phá dỡ nhà ở.”

Theo đó, việc quản lý, sử dụng nhà ở được thực hiện dựa vào những nội dung được liệt kê theo quy định như trên.

Xử phạt thế nào đối với hành vị tự ý cải tạo, sửa chữa nhà ở công vụ? Thời hiệu xử phạt hành chính đối với hành vi tự ý cải tạo, sửa chữa nhà ở công vụ là bao lâu?

Tự ý cải tạo, sửa chữa nhà ở công vụ bị phạt bao nhiêu tiền? Thời hiệu xử phạt đối với hành vi tự ý cải tạo, sửa chữa nhà ở công vụ là bao lâu? (Hình từ internet)

Tự ý cải tạo, sửa chữa nhà ở công vụ sẽ bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ vào Điều 65 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 65. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà ở công vụ, nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở xã hội
1. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với người thuê, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, thuê nhà ở xã hội có một trong các hành vi sau đây:
a) Tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở;
b) Sử dụng nhà ở không đúng mục đích ghi trong hợp đồng thuê nhà ở.
2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với người thuê nhà ở công vụ có một trong các hành vi sau đây:
a) Không sử dụng nhà vào mục đích để ở và phục vụ nhu cầu sinh hoạt của mình và các thành viên trong gia đình trong thời gian thuê;
b) Tự ý cải tạo, sửa chữa hoặc phá dỡ nhà ở công vụ;
c) Cho thuê lại hoặc ủy quyền quản lý nhà ở công vụ;
d) Không trả lại nhà ở công vụ cho Nhà nước khi không còn thuộc đối tượng được thuê nhà theo quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu với các hành vi quy định tại điểm a khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này;
b) Buộc sử dụng nhà đúng mục đích với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này;
c) Buộc thu hồi lại nhà ở công vụ với hành vi quy định tại điểm c, điểm d khoản 2 Điều này.”

Như vậy căn cứ vào hành vi vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà ở công vụ, nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở xã hội để xác định mức xử phạt hành chính theo quy định như trên.

Đối với hành vi tự ý cải tạo, sửa chữa hoặc phá dỡ nhà ở công vụ thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng.

Ngoài ra, căn cứ vào hành vi vi phạm để xác định biện pháp khắc phục hậu quả tương ứng với hành vi vi phạm theo quy định như trên.

Vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà biệt thự sẽ bị xử lý như thế nào?

Căn cứ vào Điều 66 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 66. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà biệt thự
1. Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thay đổi một trong các yếu tố sau đây đối với nhà biệt thự thuộc nhóm một: hình dáng kiến trúc bên ngoài, cấu trúc bên trong, mật độ xây dựng, số tầng hoặc chiều cao;
b) Thay đổi kiến trúc bên ngoài đối với biệt thự thuộc nhóm 2.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này. “

Theo đó, hành vi vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà biệt thự thuộc các trường hợp trên sẽ bị xử phạt hành chính từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng.

Ngoài việc bị xử phạt hành chính về hành vi vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà biệt thự thì bên vi phạm còn bị buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu theo quy định như trên.

Chú ý: Mức phạt hành chính ở các quy định nêu trên chỉ áp dụng với tổ chức vi phạm. Trường hợp cá nhân vi phạm thì mức xử phạt hành chính bằng 1/2 so với tổ chức.

Thời hiệu xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà ở công vụ, nhà ở xã hội, nhà biệt thự là bao lâu?

Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định như sau:

"Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, sản xuất vật liệu xây dựng.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm đối với hoạt động xây dựng, quản lý, phát triển nhà.
2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này được quy định như sau:
...
o) Các hành vi vi phạm về xây dựng quy định tại nghị định này mà không thuộc trường hợp quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n khoản này thì người có thẩm quyền xử phạt căn cứ vào Luật Xử lý vi phạm hành chính và các hồ sơ tài liệu có liên quan để xác định thời điểm tính thời hiệu xử phạt.

Như vậy, hành vi vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà ở công vụ, nhà ở xã hội, nhà biệt thự là 02 năm.

Lê Nhựt Hào

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

48 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}