Từ ngày 26/6/2022, học sinh mầm non sẽ được tổ chức hoạt động diễn tập phòng cháy chữa cháy ít nhất 01 lần trong năm?
- Hướng dẫn trang bị kiến thức và kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho học sinh, sinh viên sẽ được kết hợp với chương trình giáo dục chính khóa?
- Sắp tới, học sinh sẽ được tổ chức các hoạt động diễn tập phòng cháy chữa cháy ngay từ lúc học mầm non?
- Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong công tác phòng cháy chữa cháy ở nước ta hiện nay?
Hướng dẫn trang bị kiến thức và kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho học sinh, sinh viên sẽ được kết hợp với chương trình giáo dục chính khóa?
Căn cứ vào Điều 2 Thông tư 06/2022/TT-BGDĐT quy định về nguyên tắc thực hiện công tác hướng dẫn trạng bị kiến thức và kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho học sinh, sinh viên như sau:
- Bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước.
- Nội dung giáo dục kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ bảo đảm thống nhất giữa các cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân và không làm thay đổi quy định khung về chương trình giáo dục chính khóa của các cấp học, trình độ đào tạo.
- Kết hợp giáo dục chính khóa với tổ chức các hoạt động giáo dục
Như vậy, việc thực hiện chương trình hướng dẫn trang bị kiến thức và kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục được đảm bảo theo nguyên tắc trên.
Từ ngày 26/6/2022, học sinh mầm non sẽ được tổ chức hoạt động diễn tập phòng cháy chữa cháy ít nhất 01 lần trong năm?
Sắp tới, học sinh sẽ được tổ chức các hoạt động diễn tập phòng cháy chữa cháy ngay từ lúc học mầm non?
Căn cứ vào Điều 3 Thông tư 06/2022/TT-BGDĐT quy định như sau:
“Điều 3. Nội dung kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Nội dung tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
a) Các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định của Luật Phòng cháy, chữa cháy và các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
b) Trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân và gia đình trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
c) Tính chất nguy hiểm, tác hại, hậu quả của cháy, nổ đối với cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội.
d) Biện pháp, quy trình phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại gia đình, trường học và cộng đồng; trách nhiệm báo tin khi có sự cố cháy, nổ, tai nạn xảy ra.
2. Nội dung, kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được lồng ghép vào các môn học chính khóa quy định cụ thể trong chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hoặc trong chương trình đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học.
3. Kiến thức, kỹ năng bổ trợ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được các cơ sở giáo dục cung cấp cho người học để đạt được các yêu cầu quy định cụ thể tại Điều 5 Thông tư này, bảo đảm phù hợp với điều kiện của nhà trường.
4. Nội dung diễn tập về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ bao gồm: diễn tập sử dụng các phương tiện chữa cháy, phương tiện cứu hộ, cứu nạn (bằng thiết bị thực tế hoặc thiết bị mô hình), diễn tập các phương án di chuyển khi xảy ra các sự cố cháy, nổ.
5. Thời lượng tổ chức các hoạt động bổ trợ, diễn tập về phòng cháy chữa cháy: Đối với trẻ em mầm non bảo đảm tối thiểu 01 buổi/năm học. Đối với học sinh phổ thông, học viên các trung tâm giáo dục thường xuyên bảo đảm tối thiểu 02 buổi/năm học. Đối với sinh viên bảo đảm tối thiểu 03 buổi/năm học.”
Theo đó, nội dung và kiến thức về phòng cháy chữa cháy sẽ được lồng ghép vào các môn học chính khóa. Ngoài ra, sẽ tiến hành tổ chức các hoạt động diễn tập về phòng cháy chữa cháy từ cấp bậc mầm non cho tới các học sinh phổ thông và sinh viên. Nội dung thực hiện chương trình hướng dẫn trang bị kiến thức phòng cháy chữa cháy đối với học sinh, sinh viên được thực hiện theo quy định trên.
Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong công tác phòng cháy chữa cháy ở nước ta hiện nay?
Căn cứ vào Điều 13 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 (được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 8 Điều 1 Luật Phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013) quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động phòng cháy chữa cháy như sau:
“Điều 13. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Cố ý gây cháy, nổ làm tổn hại đến tính mạng, sức khoẻ con người; gây thiệt hại tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân; ảnh hưởng xấu đến môi trường, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
2. Cản trở các hoạt động phòng cháy và chữa cháy; chống người thi hành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.
3. Lợi dụng phòng cháy và chữa cháy để xâm hại tính mạng, sức khỏe con người; xâm phạm tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân..
4. Báo cháy giả.
4a. Không báo cháy khi có điều kiện báo cháy; trì hoãn việc báo cháy.
5. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép chất nguy hiểm về cháy, nổ.
5a. Mang hàng và chất dễ cháy, nổ trái phép vào nơi tập trung đông người.
6. Thi công công trình có nguy hiểm về cháy, nổ, nhà cao tầng, trung tâm thương mại mà chưa có thiết kế được duyệt về phòng cháy và chữa cháy; nghiệm thu và đưa vào sử dụng công trình có nguy hiểm về cháy, nổ, nhà cao tầng, trung tâm thương mại khi chưa đủ điều kiện bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
7. Chiếm đoạt, hủy hoại, làm hư hỏng, tự ý thay đổi, di chuyển, che khuất phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy, biển báo, biển chỉ dẫn; cản trở lối thoát nạn.
8. Hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.”
Theo đó, những hành vi được liệt kê theo quy định nêu trên là hành vi bị cấm trong công tác phòng cháy chữa cháy hiện nay ở nước ta.
Thông tư 06/2022/TT-BGDĐT sẽ có hiệu lực kể từ ngày 26/6/2022.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;