Từ 23/6/2022, công bố Danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực tiếp công dân thuộc phạm vi chức năng của thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh?
- Thủ tục tiếp công dân thuộc thẩm quyền tiếp nhận cấp tỉnh tại Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện tại đâu?
- Thủ tục tiếp công dân thuộc thẩm quyền tiếp nhận cấp huyện tại Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện như thế nào?
- Thực hiện thủ tục tiếp công dân thuộc thẩm quyền cấp xã tại Thành phố Hồ Chí Minh?
- Người tiếp công dân có trách nhiệm gì trong quá trình tiếp công dân?
Thủ tục tiếp công dân thuộc thẩm quyền tiếp nhận cấp tỉnh tại Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện tại đâu?
Căn cứ vào Phần A Danh mục thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2141/QĐ-UBND năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quy định vê thủ tục tiếp công dân tại cấp tỉnh như sau:
- Thời hạn giải quyết:
Trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, người tiếp công dân có trách nhiệm trà lời trực tiếp hoặc thông báo bằng văn bản đến người đã đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
- Địa điểm thực hiện:
+ Đối với thủ tục tiếp công dân thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh: Trụ sở Ban Tiếp công dân Thành phố, số 15 Nguyễn Gia Thiều, phường Võ Thị Sáu, Quận 3.
+ Đối với thủ tục tiếp công dân thuộc thẩm quyền của Giám đốc Sở, ban, ngành thành phố: tại địa điểm tiếp công dân thuộc Sở, ban, ngành.
+ Đối với thủ tục tiếp công dân thuộc thẩm quyền của Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh: số 13 Trần Quốc Thảo, phường Võ Thị Sáu, Quận 3.
- Phí, lệ phí thực hiện thủ tục: Không.
Theo đó, căn cứ vào thủ tục tiếp công dân thuộc vào thẩm quyền giải quyết của cơ quan nào để xác định địa điểm thực hiện thủ tục theo nội dung trên. Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận được nội dung khiếu nại, tố cáo,… thì người tiếp công dân có trách nhiệm phản hồi đến người đã khiếu nại, tố cáo,…
Từ 23/6/2022, công bố Danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực tiếp công dân thuộc phạm vi chức năng của thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh? (Hình từ internet)
Thủ tục tiếp công dân thuộc thẩm quyền tiếp nhận cấp huyện tại Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào Phần B Danh mục thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2141/QĐ-UBND năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quy định vê thủ tục tiếp công dân tại cấp huyện như sau:
- Thời hạn giải quyết:
+ Trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, người tiếp công dân có trách nhiệm trả lời trực tiếp hoặc thông báo bằng văn bản đến người đã đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
- Địa điểm thực hiện thủ tục:
+ Địa điểm tiếp công dân thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Phí, lệ phí: Không
Theo đó thủ tục tiếp công dân thuộc thẩm quyền cấp huyện sẽ được thực hiện tại đại điểm tiếp công dân thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. Thời gian giải quyết là trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận nội dung khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị.
Thực hiện thủ tục tiếp công dân thuộc thẩm quyền cấp xã tại Thành phố Hồ Chí Minh?
Căn cứ vào Phần C Danh mục thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2141/QĐ-UBND năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quy định về thủ tục tiếp công dân tại cấp xã như sau:
- Thời hạn giải quyết:
+ Trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, người tiếp công dân có trách nhiệm trả lời trực tiếp hoặc thông báo bằng văn bản đến người đã đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
- Địa điểm thực hiện:
+ Địa điểm tiếp công dân thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Phí, lệ phí: Không
Theo đó, thủ tục tiếp công dân thuộc thẩm quyền cấp xã tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ được giải quyết trong 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Nợi thực hiện thủ tục tiếp công dân là địa điểm tiếp công dân thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã.
Người tiếp công dân có trách nhiệm gì trong quá trình tiếp công dân?
Căn cứ vào Điều 8 Luật Tiếp công dân 2013 quy định về trách nhiệm của người tiếp công dân như sau:
“Điều 8. Trách nhiệm của người tiếp công dân
1. Khi tiếp công dân, người tiếp công dân phải bảo đảm trang phục chỉnh tề, có đeo thẻ công chức, viên chức hoặc phù hiệu theo quy định.
2. Yêu cầu người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có); có đơn hoặc trình bày rõ ràng nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tiếp nhận, thụ lý vụ việc.
3. Có thái độ đứng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày.
4. Giải thích, hướng dẫn cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền; hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết.
5. Trực tiếp xử lý hoặc phân loại, chuyển đơn, trình người có thẩm quyền xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cho công dân.
6. Yêu cầu người vi phạm nội quy nơi tiếp công dân chấm dứt hành vi vi phạm; trong trường hợp cần thiết, lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.”
Theo đó, khi tiếp công dân thì người tiếp công dân sẽ thực hiện các trách nhiệm theo nội dung của quy định nêu trên.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;