Tiêu chuẩn về ngoại ngữ đối với đăng kiểm viên tàu biển bậc cao như thế nào? Đăng kiểm viên tàu biển bậc cao có nhiệm vụ như thế nào?
Tiêu chuẩn về ngoại ngữ đối với đăng kiểm viên tàu biển bậc cao như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Thông tư 51/2017/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 2 Thông tư 17/2023/TT-BGTVT
quy định tiêu chuẩn về ngoại ngữ đối với đăng kiểm viên tàu biển bậc cao như sau:
Đăng kiểm viên tàu biển bậc cao
1. Tiêu chuẩn của Đăng kiểm viên tàu biển bậc cao
Ngoài việc đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn của đăng kiểm viên tàu biển quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này, đăng kiểm viên tàu biển bậc cao phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Hoàn thành chương trình tập huấn nghiệp vụ cho đăng kiểm viên tàu biển bậc cao về nghiệp vụ đăng kiểm phương tiện và sản phẩm công nghiệp, nghiệp vụ đánh giá hệ thống quản lý do Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức hoặc tổ chức đăng kiểm nước ngoài đã ký thỏa thuận với Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức;
b) Sử dụng được ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm.
c) Đạt yêu cầu trong kỳ đánh giá đăng kiểm viên trước khi công nhận đăng kiểm viên tàu biển bậc cao và đánh giá hàng năm;
d) Có tổng thời gian giữ hạng đăng kiểm viên tàu biển đủ 05 (năm) năm.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì chỉ cần sử dụng được ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm là đáp ứng được tiêu chuẩn về ngoại ngữ đối với đăng kiểm viên tàu biển bậc cao theo quy định.
Tiêu chuẩn về ngoại ngữ đối với đăng kiểm viên tàu biển bậc cao như thế nào? Đăng kiểm viên tàu biển bậc cao có nhiệm vụ như thế nào? (Hình từ internet)
Đăng kiểm viên tàu biển bậc cao có nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 51/2017/TT-BGTVT, quy định như sau:
Đăng kiểm viên tàu biển bậc cao
...
2. Nhiệm vụ của đăng kiểm viên tàu biển bậc cao
Ngoài những nhiệm vụ như đối với đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác kiểm tra, đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác thẩm định thiết kế, đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác đánh giá, đăng kiểm viên tàu biển bậc cao còn thực hiện những nhiệm vụ sau:
a) Tham mưu cho lãnh đạo đơn vị về những vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ khi có yêu cầu;
b) Chủ trì thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn nghiệp vụ đăng kiểm;
c) Tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về công tác đăng kiểm phương tiện và sản phẩm công nghiệp;
d) Tham gia tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ, đánh giá đăng kiểm viên bậc cao theo sự phân công của lãnh đạo đơn vị.
Theo đó, đăng kiểm viên tàu biển bậc cao ngoài những nhiệm vụ đối với đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác kiểm tra, đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác thẩm định thiết kế, đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác đánh giá, đăng kiểm viên tàu biển bậc cao còn thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Tham mưu cho lãnh đạo đơn vị về những vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ khi có yêu cầu;
- Chủ trì thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn nghiệp vụ đăng kiểm;
- Tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về công tác đăng kiểm phương tiện và sản phẩm công nghiệp;
- Tham gia tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ, đánh giá đăng kiểm viên bậc cao theo sự phân công của lãnh đạo đơn vị.
Đăng kiểm viên tàu biển bậc cao có quyền hạn như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 51/2017/TT-BGTVT, quy định như sau:
Quyền hạn của đăng kiểm viên tàu biển
1. Được yêu cầu chủ phương tiện hoặc cơ sở thiết kế, chế tạo, đóng mới, hoán cải, phục hồi, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm, quản lý phương tiện, sản phẩm công nghiệp cung cấp các hồ sơ kỹ thuật, tạo điều kiện cần thiết để thực hiện công tác đăng kiểm, bảo đảm an toàn trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
2. Được bảo lưu và báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp khi ý kiến của mình khác với quyết định của thủ trưởng đơn vị về kết luận đánh giá tình trạng kỹ thuật, sự phù hợp của đối tượng thẩm định, kiểm tra, đánh giá.
3. Được ký và sử dụng dấu, ấn chỉ nghiệp vụ khi thiết lập hồ sơ đăng kiểm cho đối tượng được thẩm định, kiểm tra, đánh giá theo quy định.
4. Được từ chối thực hiện thẩm định, kiểm tra, đánh giá nếu công việc được phân công vượt quá năng lực chuyên môn nghiệp vụ đã được công nhận, hoặc khi nhận thấy các điều kiện an toàn lao động tại hiện trường không bảo đảm.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì đăng kiểm viên có các quyền hạn như sau:
- Được yêu cầu chủ phương tiện hoặc cơ sở thiết kế, chế tạo, đóng mới, hoán cải, phục hồi, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm, quản lý phương tiện, sản phẩm công nghiệp cung cấp các hồ sơ kỹ thuật, tạo điều kiện cần thiết để thực hiện công tác đăng kiểm, bảo đảm an toàn trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
- Được bảo lưu và báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp khi ý kiến của mình khác với quyết định của thủ trưởng đơn vị về kết luận đánh giá tình trạng kỹ thuật, sự phù hợp của đối tượng thẩm định, kiểm tra, đánh giá.
- Được ký và sử dụng dấu, ấn chỉ nghiệp vụ khi thiết lập hồ sơ đăng kiểm cho đối tượng được thẩm định, kiểm tra, đánh giá theo quy định.
- Được từ chối thực hiện thẩm định, kiểm tra, đánh giá nếu công việc được phân công vượt quá năng lực chuyên môn nghiệp vụ đã được công nhận, hoặc khi nhận thấy các điều kiện an toàn lao động tại hiện trường không bảo đảm.
*Lưu ý: Các khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 9, khoản 10, khoản 11 và khoản 12 Điều 1 Thông tư 17/2023/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2024.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;