Tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp viên chức kỹ thuật dựng phim được quy định như thế nào?

Tôi muốn hỏi tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức kỹ thuật dựng phim được quy định như thế nào? - câu hỏi của chị Ánh (Cà Mau)

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức kỹ thuật dựng phim hạng 1 được quy định như thế nào?

Căn cứ vào Điều 7 Thông tư 46/2017/TT-BTTTT (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 07/2022/TT-BTTTT) quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức kỹ thuật dựng phim hạng 1 như sau:

- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của viên chức kỹ thuật dựng phim hạng 1:

+ Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình, công nghệ truyền hình, công nghệ truyền thông, truyền thông đa phương tiện.

+ Trường hợp tốt nghiệp đại học ngành khác thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ dựng phim hoặc có bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng chuyên ngành kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình, công nghệ truyền hình, công nghệ truyền thông, truyền thông đa phương tiện.

+ Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kỹ thuật dựng phim.

- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức kỹ thuật dựng phim hạng 1:

+ Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành;

+ Thành thạo về nghiệp vụ chuyên ngành, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ theo quy định của Luật Báo chí và các quy định của pháp luật khác có liên quan;

+ Đã chủ trì hoặc tham gia ít nhất 04 (bốn) tác phẩm được Hội đồng nghệ thuật, khoa học chuyên ngành thừa nhận hoặc đạt giải thưởng; hoặc tham gia ít nhất 02 (hai) công trình lý luận, nghiên cứu lý luận về khoa học nghiệp vụ chuyên ngành (cấp Bộ, tỉnh hoặc tương đương);


Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức kỹ thuật dựng phim được quy định như thế nào?

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức kỹ thuật dựng phim được quy định như thế nào?

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức kỹ thuật dựng phim hạng 2 được quy định như thế nào?

Căn cứ vào Điều 8 Thông tư 46/2017/TT-BTTTT (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 07/2022/TT-BTTTT) quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức kỹ thuật dựng phim hạng II như sau:

- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của viên chức kỹ thuật dựng phim hạng 2:

+ Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình, công nghệ truyền hình, công nghệ truyền thông, truyền thông đa phương tiện.

+ Trường hợp tốt nghiệp đại học ngành khác thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ dựng phim hoặc có bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng chuyên ngành kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình, công nghệ truyền hình, công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông;

+ Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kỹ thuật dựng phim.

- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức kỹ thuật dựng phim hạng 2:

+ Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành;

+ Thành thạo về nghiệp vụ chuyên ngành; về tổ chức, hoạt động của ngành, đơn vị, địa phương cơ sở có liên quan đến nhiệm vụ được phân công và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ theo quy định của Luật Báo chí và các quy định của pháp luật khác có liên quan;

+ Đã chủ trì hoặc tham gia ít nhất 02 (hai) tác phẩm được Hội đồng nghệ thuật, khoa học chuyên ngành thừa nhận hoặc đạt giải thưởng; hoặc tham gia viết chuyên đề trong ít nhất 01 (một) công trình lý luận, nghiên cứu lý luận về khoa học nghiệp vụ chuyên ngành (cấp Bộ, tỉnh hoặc tương đương);

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức kỹ thuật dựng phim hạng 3 được quy định như thế nào?

Căn cứ vào Điều 9 Thông tư 46/2017/TT-BTTTT (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 07/2022/TT-BTTTT) quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức kỹ thuật dựng phim hạng 3 như sau:

- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của viên chức kỹ thuật dựng phim hạng 3:

+ Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình, công nghệ truyền hình, công nghệ truyền thông, truyền thông đa phương tiện.

+ Trường hợp tốt nghiệp đại học ngành khác thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ dựng phim hoặc có bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng chuyên ngành dựng phim, kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình, công nghệ truyền hình, công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông;

+ Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kỹ thuật dựng phim.

- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức kỹ thuật dựng phim hạng 3:

+ Nắm được đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến nhiệm vụ được phân công;

+ Thành thạo về nghiệp vụ chuyên ngành; về tổ chức, hoạt động của ngành, đơn vị, địa phương, cơ sở có liên quan đến nhiệm vụ được phân công và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ theo quy định của Luật Báo chí và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức kỹ thuật dựng phim hạng 4 được quy định như thế nào?

Căn cứ vào Điều 10 Thông tư 46/2017/TT-BTTTT (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 07/2022/TT-BTTTT) quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức kỹ thuật dựng phim hạng 4 như sau:

- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của viên chức kỹ thuật dựng phim hạng 4:

+ Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình, công nghệ truyền hình, công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông.

+ Trường hợp tốt nghiệp đại học ngành khác thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ dựng phim.

+ Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kỹ thuật dựng phim.

- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức kỹ thuật dựng phim hạng 4:

+ Nắm được đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành;

+ Thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ theo quy định của Luật Báo chí và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}