Thủ tục xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ mới nhất thực hiện như thế nào?

Thủ tục xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ mới nhất thực hiện như thế nào? Câu hỏi của bạn T.Q ở Hà Nội

Thủ tục xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ mới nhất thực hiện như thế nào?

Căn cứ tại tiểu mục 1 Mục A Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2479/QĐ-BKHCN năm 2019 hướng dẫn thủ tục xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ như sau:

Bước 1: Tác giả công trình hoặc người đại diện hợp pháp của tác giả công trình gửi hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ tại cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý tác giả công trình hoặc Sở Khoa học và Công nghệ nơi tác giả cư trú (nếu tác giả công trình không có cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý).

Hồ sơ được xem xét, đánh giá tại Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp cơ sở do Thủ trưởng cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý tác giả công trình hoặc Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ nơi tác giả cư trú thành lập.

Đối với tác giả là người nước ngoài có công trình nghiên cứu về Việt Nam, công trình phải được một tổ chức khoa học và công nghệ công lập có lĩnh vực hoạt động chuyên môn phù hợp với lĩnh vực của công trình đề xuất xét tặng giải thưởng với bộ ngành, địa phương quản lý (qua cơ quan chủ quản trực tiếp, nếu có) và Bộ Khoa học và Công nghệ. Tổ chức khoa học và công nghệ có trách nhiệm hỗ trợ tác giả công trình hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét tặng giải thưởng theo quy định và thành lập Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp cơ sở sau khi có ý kiến đồng ý của cơ quan chủ quản và Bộ Khoa học và Công nghệ.

Các công trình đạt ít nhất 80% tổng số thành viên Hội đồng cấp cơ sở bỏ phiếu đồng ý được chuyển đến xem xét tại cấp bộ, ngành, địa phương.

Bước 2: Hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ được xem xét, đánh giá tại Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp bộ, ngành, địa phương do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập.

Các công trình đạt ít nhất 80% tổng số thành viên Hội đồng bỏ phiếu đồng ý được chuyển đến xem xét tại cấp Nhà nước.

Bước 3: Xem xét, đánh giá Hồ sơ công trình tại cấp nhà nước thực hiện qua hai bước:

- Bước 3.1: Hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ được xem xét, đánh giá tại các Hội đồng xét tặng giải thưởng chuyên ngành cấp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập; Các công trình đạt ít nhất 90% tổng số thành viên Hội đồng bỏ phiếu đồng ý được gửi để tiếp tục xem xét tại Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp nhà nước.

- Bước 3.2: Hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ được xem xét, đánh giá tại Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Các công trình đạt ít nhất 80% tổng số thành viên Hội đồng dự họp bỏ phiếu đồng ý được gửi đến Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương để tổng hợp hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, đề nghị Chủ tịch nước quyết định tặng Giải thưởng.

Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch Nước và trao tặng Bằng chứng nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ.

Thủ tục xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ mới nhất thực hiện như thế nào?

Thủ tục xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ mới nhất thực hiện như thế nào?

Điều kiện để công trình nghiên cứu khoa học được xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ cấp Bộ là gì?

Theo Điều 24 Nghị định 78/2014/NĐ-CP quy định như sau:

Điều kiện xét tặng giải thưởng
Công trình được xét tặng giải thưởng phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ, ngành hoặc thực hiện trên phạm vi địa phương và phục vụ trực tiếp sự phát triển của Bộ, ngành hoặc sự phát triển kinh tế; xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương đó.
2. Được công bố hoặc ứng dụng trong thực tiễn ít nhất 01 năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị xét tặng giải thưởng.
3. Công trình đề nghị xét tặng giải thưởng là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng hoặc nhận hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước phải được đăng ký, lưu giữ kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định pháp luật.
4. Tính đến thời điểm xét tặng giải thưởng, tác giả công trình không vi phạm quy định tại Điều 8 Luật Khoa học và Công nghệ.

Theo đó, tác giả công trình nghiên cứu khoa học được xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ cấp Bộ Khoa học và công nghệ cần đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ, ngành hoặc thực hiện trên phạm vi địa phương và phục vụ trực tiếp sự phát triển của Bộ, ngành hoặc sự phát triển kinh tế; xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương đó.

- Được công bố hoặc ứng dụng trong thực tiễn ít nhất 01 năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị xét tặng giải thưởng.

- Công trình đề nghị xét tặng giải thưởng là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng hoặc nhận hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước phải được đăng ký, lưu giữ kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định pháp luật.

- Tính đến thời điểm xét tặng giải thưởng, tác giả công trình không vi phạm quy định tại Điều 8 Luật Khoa học và Công nghệ 2013.

Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động khoa học và công nghệ?

Căn cứ vào Điều 8 Luật Khoa học và Công nghệ 2013 quy định về các hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động khoa học và công nghệ như sau:

- Lợi dụng hoạt động khoa học và công nghệ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; gây thiệt hại đến tài nguyên, môi trường, sức khỏe con người; trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.

- Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; chiếm đoạt, chuyển nhượng, chuyển giao bất hợp pháp kết quả khoa học và công nghệ.

- Tiết lộ tài liệu, kết quả khoa học và công nghệ thuộc danh mục bí mật nhà nước; lừa dối, giả mạo trong hoạt động khoa học và công nghệ.

- Cản trở hoạt động khoa học và công nghệ hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}