Thủ tục kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng như thế nào? Hồ sơ đăng ký kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng gồm những gì?

Thủ tục kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng như thế nào? Hồ sơ đăng ký kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng gồm những gì? Câu hỏi của bạn T.Q ở Hà Nội

Thủ tục kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Thông tư 08/2023/TT-BTP quy định về trình tự, thủ tục kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Người đăng ký tham dự kiểm tra nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính hoặc qua Trung tâm dịch vụ hành chính công 01 bộ hồ sơ đăng ký tham dự kiểm tra đến Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự.

Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho người đăng ký tham dự kiểm tra về việc đủ điều kiện đề nghị Bộ Tư pháp cho tham dự kiểm tra; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.

Người được Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng thông báo đủ điều kiện tham dự kiểm tra được gọi là thí sinh của kỳ kiểm tra.

Người không đủ điều kiện tham dự kiểm tra hoặc người đủ điều kiện tham dự kiểm tra nhưng không tham dự kiểm tra thì không được trả lại hồ sơ và số phí đã nộp.

Trường hợp đăng ký tham dự kỳ kiểm tra tiếp theo thì người đăng ký phải nộp hồ sơ và phí theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Thông tư 08/2023/TT-BTP.

Thủ tục kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng như thế nào? Hồ sơ đăng ký kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng gồm những gì?

Thủ tục kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng như thế nào? Hồ sơ đăng ký kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng gồm những gì?

Hồ sơ đăng ký kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng gồm những gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Thông tư 08/2023/TT-BTP quy định như sau:

Đăng ký tham dự kiểm tra
...
3. Người đăng ký tham dự kiểm tra nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính hoặc qua Trung tâm dịch vụ hành chính công 01 bộ hồ sơ đăng ký tham dự kiểm tra đến Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Giấy đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng (Mẫu TP-TSCC-10);
b) Quyết định công nhận hoàn thành tập sự hành nghề công chứng;
c) Báo cáo kết quả tập sự hành nghề công chứng;
d) Giấy tờ chứng minh đã nộp phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng.
Các giấy tờ quy định tại điểm b, c và d khoản 1 Điều này là bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu.
...

Như vậy, theo như nội dung nêu trên thì thành phần hồ sơ đăng ký kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng gồm có các giấy tờ sau:

- Giấy đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng (Mẫu TP-TSCC-10);

- Quyết định công nhận hoàn thành tập sự hành nghề công chứng;

- Báo cáo kết quả tập sự hành nghề công chứng;

- Giấy tờ chứng minh đã nộp phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng.

* Lưu ý:

- Các giấy tờ như: quyết định công nhận hoàn thành tập sự hành nghề công chứng; Báo cáo kết quả tập sự hành nghề công chứng; Giấy tờ chứng minh đã nộp phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng là bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu.

- Người được hoãn tham dự kỳ kiểm tra trước chỉ cần nộp Giấy đăng ký tham dự kiểm tra, trong đó có ghi rõ việc được hoãn tham dự kỳ kiểm tra trước đó.

Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng gồm có những ai?

Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Thông tư 08/2023/TT-BTP quy định như sau:

Hội đồng kiểm tra
1. Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng (sau đây viết tắt là Hội đồng kiểm tra) do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thành lập. Hội đồng kiểm tra được sử dụng con dấu của Bộ Tư pháp để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Thông tư này. Hội đồng kiểm tra tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
2. Hội đồng kiểm tra gồm từ 07 người đến 09 người, bao gồm các thành phần sau đây:
a) Lãnh đạo Bộ Tư pháp là Chủ tịch Hội đồng;
b) Lãnh đạo Cục Bổ trợ tư pháp là Phó Chủ tịch Hội đồng;
c) Thành viên Hội đồng do Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp đề nghị, gồm đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, đại diện Hiệp hội công chứng viên Việt Nam, đại diện một số Hội công chứng viên.
3. Giúp việc cho Hội đồng kiểm tra có Ban Thư ký, Ban Đề thi, Ban Coi thi, Ban Phách, Ban Chấm thi và Ban Phúc tra (sau đây gọi là các Ban của Hội đồng kiểm tra).
4. Người có vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ của vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng tham dự kỳ kiểm tra thì không được tham gia Hội đồng kiểm tra và các Ban của Hội đồng kiểm tra.

Như vậy, theo như quy định nêu trên thì hội đồng kiểm tra gồm từ 07 người đến 09 người gồm các thành phần như sau:

- Lãnh đạo Bộ Tư pháp là Chủ tịch Hội đồng;

- Lãnh đạo Cục Bổ trợ tư pháp là Phó Chủ tịch Hội đồng;

- Thành viên Hội đồng do Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp đề nghị, gồm đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, đại diện Hiệp hội công chứng viên Việt Nam, đại diện một số Hội công chứng viên.

Thông tư 08/2023/TT-BTP sẽ có hiệu lực từ ngày 20/11/2023

Võ Thị Mai Khanh

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}