Thủ tục kết nạp hội viên Hội nhà báo Việt Nam như thế nào? Cá nhân được bầu làm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam phải đáp ứng bao nhiêu số phiếu bầu?

Tôi muốn hỏi thủ tục kết nạp hội viên Hội nhà báo Việt Nam như thế nào? - câu hỏi của chị Mai (Long An)

Thủ tục kết nạp hội viên Hội nhà báo Việt Nam như thế nào?

Căn cứ tại quy định tại Điều 11 Điều lệ Hội nhà báo kèm theo Quyết định 375/QĐ-TTg năm 2023 như sau:

Thủ tục, thẩm quyền kết nạp hội viên
1. Cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Điều 8 của Điều lệ này có nguyện vọng trở thành hội viên, tự nguyện viết đơn xin vào Hội kèm sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan nơi làm việc gửi chi hội tại đơn vị công tác.
2. Chi hội tiến hành bỏ phiếu xét kết nạp từng người. Người được kết nạp phải có số phiếu bầu quá nửa hợp lệ trên tổng số hội viên của chi hội tham gia bỏ phiếu.
3. Nghị quyết kết nạp hội viên của Hội Nhà báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Liên chi hội Nhà báo, Chi hội Nhà báo trực thuộc Hội, phải được Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam ban hành quyết định công nhận.

Dẫn chiếu đến Điều 8 Điều lệ Hội nhà báo kèm theo Quyết định 375/QĐ-TTg năm 2023 quy định như sau:

Hội viên, điều kiện và tiêu chuẩn hội viên
Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam gồm: Hội Nhà báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được thành lập theo quy định pháp luật, tán thành tôn chỉ, mục đích của Hội Nhà báo Việt Nam, tự nguyện xin vào Hội Nhà báo Việt Nam, được Hội Nhà báo Việt Nam xem xét, kết nạp (hội viên tổ chức); Người làm báo theo Điều lệ này là công dân Việt Nam hoạt động báo chí hoặc liên quan đến hoạt động báo chí theo quy định pháp luật, tán thành tôn chỉ, mục đích của Hội, tự nguyện xin vào Hội, chấp hành Điều lệ Hội và đáp ứng điều kiện và tiêu chuẩn sau có thể trở thành hội viên cá nhân của Hội Nhà báo Việt Nam:
1. Đáp ứng 01 trong những điều kiện sau:
a) Tham gia vào quy trình sản xuất thông tin trong cơ quan báo chí, thông tấn (phóng viên, biên tập viên, đạo diễn, quay phim, biên kịch phát thanh - truyền hình, phát thanh viên; họa sĩ, kỹ thuật viên, nhân viên tòa soạn);
b) Làm công tác nghiên cứu, giảng dạy báo chí;
c) Cán bộ cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí;
d) Cán bộ chuyên trách tại cơ quan Hội Nhà báo Việt Nam và Văn phòng Hội Nhà báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Liên chi hội nhà báo.
Các đối tượng tại khoản 1 Điều này có thời gian công tác ở các cơ quan nói trên từ 02 năm trở lên. Trường hợp đặc biệt, do Ban Thường vụ Hội nhà báo Việt Nam xem xét, quyết định.
2. Tiêu chuẩn
a) Có quan điểm, lập trường chính trị đúng đắn, lý lịch rõ ràng;
b) Không vi phạm Luật Báo chí, Quy định về đạo đức nghề nghiệp, Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam;
c) Trình độ học vấn: tốt nghiệp cao đẳng trở lên (trừ trường hợp hội viên đã được kết nạp trước khi Điều lệ này được ban hành). Trường hợp đặc biệt, do Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam xem xét, quyết định;
d) Hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ công dân, người làm báo.

Theo đó, thủ tục kết nạp hội viên Hội nhà báo như sau:

(1) Cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định trên có nguyện vọng trở thành hội viên tự nguyện viết đơn xin vào Hội kèm theo sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan nơi làm việc gửi chi hội tại đơn vị công tác.

(2) Chi hội sẽ tiến hành bỏ phiếu xét kết nạp từng người.

Khi có số phiếu bầu quá nửa hợp lệ trên tổng số hội viên của chi hội tham gia bỏ phiếu thì người xin kết nạp được kết nạp vào Hội nhà báo.

Lưu ý: Nghị quyết kết nạp hội viên của Hội Nhà báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Liên chi hội Nhà báo, Chi hội Nhà báo trực thuộc Hội, phải được Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam ban hành quyết định công nhận.

Thủ tục kết nạp hội viên Hội nhà báo Việt Nam như thế nào? Cá nhân được bầu làm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam phải đáp ứng bao nhiêu số phiếu bầu?

Thủ tục kết nạp hội viên Hội nhà báo Việt Nam như thế nào? Cá nhân được bầu làm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam phải đáp ứng bao nhiêu số phiếu bầu?

Để trở thành Chủ tịch, phó chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam phải có số phiếu bầu bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam kèm theo Quyết định 375/QĐ-TTg năm 2023 quy định như sau:

Chủ tịch Hội
1. Chủ tịch Hội đại diện cho Hội trước pháp luật và chịu trách nhiệm trước các cơ quan có thẩm quyền, Ban Chấp hành về hoạt động của Hội. Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành bầu trong số các Ủy viên Ban Thường vụ. Ban Chấp hành bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội bằng phiếu kín khi đủ số phiếu bầu quá nửa hợp lệ trên tổng số Ủy viên Ban Chấp hành tham gia bầu cử.

Đồng thời căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam kèm theo Quyết định 375/QĐ-TTg năm 2023 quy định như sau:

Phó Chủ tịch Hội
1. Phó Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành bầu trong số các Ủy viên Ban Thường vụ. Ban Chấp hành bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch Hội bằng phiếu kín khi đủ số phiếu bầu quá nửa hợp lệ trên tổng số Ủy viên Ban Chấp hành tham gia bầu cử.
Phó Chủ tịch chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội về kết quả thực hiện nhiệm vụ, công tác được giao.

Theo như quy định trên, để trở thành Chủ tịch, phó chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam phải có đủ số phiếu bầu kín quá nửa hợp lệ trên tổng số Ủy viên Ban Chấp hành tham gia bầu cử.

Hội nhà báo Việt Nam có những nhiệm vụ nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam kèm theo Quyết định 375/QĐ-TTg năm 2023 quy định như sau:

Nhiệm vụ
1. Xây dựng tổ chức Hội trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu quả theo quy định của pháp luật về báo chí, Điều lệ Hội và các quy định pháp luật có liên quan.
2. Tham gia giám sát việc tuân theo pháp luật về báo chí; kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam, Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam.
3. Phản ánh, tư vấn, kiến nghị với Đảng, Nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển đối với báo chí và người làm báo, văn bản quy phạm pháp luật về báo chí.
4. Tổ chức giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ và công tác hội cho hội viên.
5. Đề nghị các cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức Hội, hội viên.
6. Hội phối hợp với các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí và cơ quan chủ quản các cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương trong hoạt động báo chí theo quy định pháp luật; phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước tuyên truyền, phổ biến pháp luật về báo chí.
7. Tham gia, phối hợp hoạt động báo chí với tổ chức nước ngoài và tổ chức quốc tế có liên quan đến báo chí theo quy định pháp luật; hợp tác và tham gia các tổ chức báo chí trong khu vực và quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.
8. Tham gia thẩm định sản phẩm báo chí và thực hiện các nhiệm vụ khác khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
9. Khen thưởng, kỷ luật tổ chức Hội, hội viên theo quy định pháp luật và Điều lệ Hội.
10. Tổ chức các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để phục vụ hoạt động của Hội.
11. Hằng năm, Hội Nhà báo Việt Nam báo cáo tình hình hoạt động của Hội với Bộ Nội vụ và bộ, ngành quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực mà hội hoạt động theo quy định pháp luật.

Theo đó, Hội nhà báo Việt Nam có 11 nhiệm vụ như trên.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}