Thử nghiệm diện tích tối đa và chiều cao tối đa của bình chứa khí chữa cháy theo TCVN 12314-2:2022?

Cho tôi hỏi về thử nghiệm diện tích tối đa và chiều cao tối đa của bình chứa khí chữa cháy theo tiêu chuẩn của Việt Nam thì được quy định như thế nào? Mong được ban biên tập giải đáp thắc mắc, tôi cảm ơn!

Thử nghiệm diện tích tối đa và chiều cao tối đa của bình chứa khí chữa cháy như thế nào?

Theo Phụ lục B Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12314-2:2022 về Phòng cháy chữa cháy - Bình chữa cháy tự động kích hoạt - Phần 2: Bình khí chữa cháy quy định:

"B.1 Bố trí thử nghiệm
B.1.1 Bình chứa khí chữa cháy tự động được giữ ở nhiệt độ hoạt động tối thiểu theo như tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất trong 24 h.
B.1.2 Thực hiện thử nghiệm với phòng thử cỏ khối tích lớn nhất theo hiệu quả chữa cháy của bình. Chiều cao lắp đặt tối đa và diện tích bảo vệ tối đa của bình khí, cụm bình khí được xác định dựa trên thử nghiệm chữa cháy sau:
B.1.2.1 Chiều cao (H) và diện tích bảo vệ phòng thử nghiệm theo giá trị đăng ký của đơn vị sản xuất được tính như sau.
a x b = Vt/H, H= Vt/ (a*b)
(1) Trong đó:
Vt: Thể tích phòng thử nghiệm (m3)
H: Chiều cao (m)
axb: Diện tích bảo vệ của bình khí theo công bố của nhà sản xuất (m2)
a, b: Kích thước chiều dài và chiều rộng đảm bảo hiệu quả chữa cháy theo công bố của nhà sản xuất (m)
B.1.2.2 Thể tích phòng thử nghiệm (Vt) được tính như sau:
Vt = V/1,3
(2) Trong đó:
V: Thể tích của khu vực nguy hiểm (thể tích vùng có sự cố cháy) tính bằng m3
1,3: Hệ số an toàn 1,3 có liên quan đến việc tăng 30% từ nồng độ dập tắt đến nồng độ thiết kế
B.1.3 Bố trí phòng thử
B. 1.3.1 Bố trí các cốc n-heptan (như mô tả tại A.4), được đặt trong vòng 50 mm từ góc của phòng thử và thẳng phía dưới của vách ngăn, và được đặt đứng trong khoảng 300 mm cách trần hoặc sàn của phòng thử, hoặc cả trên trần và sàn khi các vị trí đó có thể bố trí được."

CHÚ DẪN:

1: Cốc n-heptan

2: Đầu phun

3: Tấm chắn (Lắp đặt bằng chiều cao của phòng thử nghiệm chữa cháy, tính từ sàn lên đến trần, nằm dọc theo hướng cửa xả, và phải đạt 20% mặt tường ngắn của phòng thử nghiệm).

4. Nắp đóng mở

a, b: Chiều dài, chiều rộng phòng thử nghiệm chữa cháy

Hình B1 - Bố trí phòng thử nghiệm chữa cháy đối với đầu phun 360°

CHÚ DẪN:

(1): Cốc n-heptan

(2): Đầu phun

(3): Tấm chắn (Lắp đặt bằng chiều cao của phòng thử nghiệm chữa cháy, tính từ sàn lên đến trần, nằm dọc theo hướng cửa xả, và phải đạt 20% mặt tường ngắn của phòng thử nghiệm).

(4). Nắp đóng mở

(a, b): Chiều dài, chiều rộng phòng thử nghiệm chữa cháy

Hình B2 - Bố trí phòng thử nghiệm chữa cháy đối với đầu phun 180°

(B.1.3.2) Trường hợp sử dụng đầu phun loại 180°, thì khi thử nghiệm đầu phun phải đặt trên phía cạnh ngắn hơn của phòng thử.

Đối với các đầu phun 180° thì hướng của đầu phun được lắp đặt theo công bố của nhà sản xuất. Trường hợp đầu phun hướng xuống (gắn trần) thì nhà sản xuất phải công bố khoảng cách lắp đặt từ đầu phun đến tường. Trong bất cứ trường hợp nào, khoảng cách từ đầu phun đến trần phòng thử không quá 300 mm.

Lỗ mở cạnh các cốc n-heptan được mở. Đốt các cốc n-heptan cho cháy tự do trong 30 s. Sau thời gian cháy tự do, đóng các lỗ mở và kích hoạt bình chữa cháy bằng tay và thực hiện quan sát thời gian kích hoạt chữa cháy.

Thử nghiệm được coi là đạt khi các đám cháy nhìn thấy được được dập tắt trong thời gian 30 s kể từ sau khi kết thúc quá trình xả khí.

Thử nghiệm diện tích tối đa và chiều cao tối đa của bình chứa khí chữa cháy theo Tiêu chuẩn Việt Nam như thế nào?

Thử nghiệm diện tích tối đa và chiều cao tối đa của bình chứa khí chữa cháy theo TCVN 12314-2:2022?

Ghi nhận kết quả thử nghiệm diện tích tối đa và chiều cao tối đa của bình chứa khí chữa cháy như thế nào?

Theo Phụ lục B Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12314-2:2022 về Phòng cháy chữa cháy - Bình chữa cháy tự động kích hoạt - Phần 2: Bình khí chữa cháy quy định về kết quả thử nghiệm bình chứa khí chữa cháy:

"B.3 Ghi nhận kết quả thử nghiệm
Sau khoảng thời gian đốt cháy trước theo yêu cầu cần ghi lại các dữ liệu sau đối với mỗi thử nghiệm:
a) Thời gian từ khi mở van bình chứa tới khi ngừng phun;
b) Thời gian yêu cầu để đạt được việc dập tắt đám cháy, tính bằng s; thời gian này phải được xác định bởi quan sát bằng mắt hoặc các phương tiện thích hợp khác;
c) Tổng khối lượng của khí chữa cháy được phun vào bên trong cấu kiện bao che thử;
Thời gian ngâm chất khí chữa cháy (thời gian từ khí kết thúc việc phun của bình khí chữa cháy tự động kích hoạt tới khi mở cấu kiện bao che thử)."

Thử nghiệm hoạt động tự động của bình chứa khí chữa cháy như thế nào?

Theo Phụ lục C Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12314-2:2022 về Phòng cháy chữa cháy - Bình chữa cháy tự động kích hoạt - Phần 2: Bình khí chữa cháy quy định:

"Thử nghiệm hoạt động tự động
C.1 Bố trí thử nghiệm
C.1.1 Bình khí chữa cháy tự động kích hoạt được giữ ở nhiệt độ hoạt động tối thiểu theo như tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất trong 24 h.
C.1.2 Thực hiện thử nghiệm với phòng thử có kích thước mỗi chiều tối thiểu 3 m, thể tích phòng thử tối thiểu 27 m3, chiều cao phòng thử theo chiều cao lắp đặt tối đa của nhà sản xuất công bố.
C.1.3 Bố trí phòng thử
Các kiểm tra này được thực hiện với mỗi phòng sử dụng 01 khay thử n-heptan như mô tả tại A.4 được đặt tại giữa phòng thử với độ cao 600 mm so với mặt sàn phòng thử nghiệm và tiến hành thử nghiệm;
C.2 Trình tự thử nghiệm
Lỗ mở cung cấp oxy được mở. Đốt khay n-heptan cho cháy tự do, đóng cửa phòng thử. Thực hiện quan sát thời gian kích hoạt chữa cháy."

Trên đây là thử nghiệm diện tích tối đa và chiều cao tối đa của bình chứa khí chữa cháy theo TCVN 12314-2:2022.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

66 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}