Thời hạn của giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện là bao nhiêu lâu theo quy định mới nhất?

Luật sửa đổi Luật Tần số vô tuyến điện 2022 sửa đổi những vấn đề nào? Thời hạn của giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định mới như thế nào?

Vừa qua, tại Chương trình kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, chiều 9/11/2022, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện 2009 được Quốc hội thảo luận, thông qua với tỉ lệ nhất trí chiếm 89,16% tổng số đại biểu.

Luật sửa đổi Luật Tần số vô tuyến điện 2022 sửa đổi những vấn đề nào?

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện 2022 được thông qua gồm 04 Điều, sửa đổi, bổ sung 30 Điều so với Luật Tần số vô tuyến điện 2009, trong đó:

- 19 Điều sửa đổi, bổ sung về nội dung;

- 09 Điều sửa đổi, bổ sung về kỹ thuật;

- Bãi bỏ một số quy định tại 02 Điều;

- Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, Luật Đầu tư 2020.

Luật sửa đổi Luật Tần số vô tuyến điện 2022 quy định các nhóm vấn đề sau:

- Giới hạn tối đa tổng độ băng tần một doanh nghiệp được cấp phép

- Các khoản thu từ việc sử dụng tần số vô tuyến điện;

- Cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên;

- Kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến điện, xử lý nhiễu có hại, đăng ký, phối hợp quốc tế về tần số, quỹ đạo vệ tinh;

- Sử dụng tần số vô tuyến điện ngoài quy hoạch tần số vô tuyến điện

- Sử dụng băng tần để phát triển kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện 2022 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2023.

Riêng quy định về đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024.

Thời hạn của giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện là bao nhiêu lâu theo quy định mới nhất?

Thời hạn của giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện là bao nhiêu lâu theo quy định mới nhất?

Cho phép sử dụng tần số vô tuyến điện ngoài quy hoạch tần số vô tuyến điện kể từ ngày 01/07/2023?

Hiện hành, Điều 11 Luật tần số vô tuyến điện 2009 quy định như sau:

Các loại quy hoạch tần số vô tuyến điện; thẩm quyền phê duyệt và thực hiện quy hoạch tần số vô tuyến điện
1. Quy hoạch tần số vô tuyến điện bao gồm:
a) Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia là quy hoạch phân chia phổ tần số vô tuyến điện thành các băng tần dành cho các nghiệp vụ vô tuyến điện và quy định mục đích, điều kiện sử dụng đối với từng băng tần;
b) Quy hoạch băng tần là quy hoạch phân bổ một hoặc một số băng tần cho một loại nghiệp vụ vô tuyến điện hoặc hệ thống thông tin vô tuyến điện và quy định nguyên tắc, điều kiện sử dụng cụ thể đối với băng tần đó;
c) Quy hoạch phân kênh tần số là quy hoạch băng tần thành các kênh tần số cho một loại nghiệp vụ vô tuyến điện cụ thể theo một tiêu chuẩn nhất định và quy định điều kiện sử dụng các kênh tần số đó;
d) Quy hoạch sử dụng kênh tần số là quy hoạch bố trí và quy định điều kiện sử dụng các kênh tần số đối với một hệ thống cho một loại nghiệp vụ vô tuyến điện cụ thể.
2. Thẩm quyền phê duyệt và thực hiện quy hoạch tần số vô tuyến điện được quy định như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia;
b) Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt quy hoạch băng tần, quy hoạch phân kênh tần số, quy hoạch sử dụng kênh tần số trên cơ sở Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia;
c) Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức thực hiện quy hoạch tần số vô tuyến điện;
d) Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với cơ quan có thẩm quyền thẩm định về sự phù hợp của quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành có sử dụng tần số vô tuyến điện với các quy hoạch tần số vô tuyến điện.
3. Việc sản xuất, nhập khẩu thiết bị vô tuyến điện, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện để sử dụng tại Việt Nam và việc quản lý, sử dụng tần số vô tuyến điện phải phù hợp với các quy hoạch tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật.

Kể từ ngày 01/01/2023, bổ sung trường hợp đặc biệt được sử dụng tần số vô tuyến điện ngoài quy hoạch, cụ thể tại khoản 3 Điều 1 Luật Tần số vô tuyến điện sửa đổi 2022 quy định như sau:

Trường hợp đặc biệt được sử dụng tần số vô tuyến điện ngoài quy hoạch
1. Trường hợp đặc biệt được sử dụng tần số vô tuyến điện ngoài quy hoạch tần số vô tuyến điện bao gồm sử dụng cho mục đích triển lãm, đo kiểm, nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ mới; sử dụng trong các sự kiện quốc tế, hội nghị quốc tế.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét cấp phép từng trường hợp cụ thể được sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện quy định tại khoản 1 Điều này kèm theo điều kiện sử dụng.

Như vậy, quy định mới cho phép cấp phép kèm theo điều kiện sử dụng đối với các trường hợp đặc biệt sử dụng tần số vô tuyến điện ngoài quy hoạch bao gồm:

+ Sử dụng cho mục đích triển lãm, đo kiểm, nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ mới;

+ Sử dụng trong các sự kiện quốc tế, hội nghị quốc tế.

Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 1 Luật Tần số vô tuyến điện sửa đổi 2022 sửa đổi điểm b và điểm c khoản 1 Điều 11 Luật Tần số vô tuyến điện 2009, các khái niệm quy hoạch băng tần và quy hoạch phân kênh tần số được sửa đổi như sau:

- Quy hoạch băng tần là quy hoạch phân chia băng tần thành một hoặc nhiều khối băng tần cho một loại hệ thống thông tin vô tuyến điện và quy định việc phân bổ băng tần đó cho một hoặc nhiều tổ chức sử dụng theo những điều kiện cụ thể.

Đối với băng tần được quy hoạch cho hệ thống thông tin di động mặt đất công cộng thì việc phân bổ phải bao gồm giới hạn tối đa tổng độ rộng băng tần mà một tổ chức được cấp phép sử dụng trong băng tần được quy hoạch hoặc trong nhóm băng tần xác định;

- Quy hoạch phân kênh tần số là quy hoạch phân chia một băng tần thành các kênh tần số cho một loại nghiệp vụ vô tuyến điện cụ thể theo một tiêu chuẩn nhất định và quy định điều kiện sử dụng các kênh tần số đó.

Thời hạn của giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định mới như thế nào?

Theo quy định tại Điều 18 Luật Tần số vô tuyến điện 2009 (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi tần số vô tuyến điện 2022) về thời giạn sử dụng của giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện như sau:

Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện
1. Tổ chức, cá nhân sử dụng tần số vô tuyến điện, thiết bị vô tuyến điện phải có giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện tương ứng, trừ trường hợp quy định tại Điều 27 của Luật này.
Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện bao gồm: Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện, Giấy phép sử dụng băng tần, Giấy phép sử dụng tần số và quỹ đạo vệ tinh.
2. Thời hạn của giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện được quy định như sau:
a) Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện có thời hạn tối đa là 10 năm, được cấp cho tổ chức, cá nhân để sử dụng tần số vô tuyến điện, thiết bị vô tuyến điện kèm theo các điều kiện cụ thể;
b) Giấy phép sử dụng băng tần có thời hạn tối đa là 15 năm, được cấp cho tổ chức để sử dụng băng tần hoặc kênh tần số xác định kèm theo các điều kiện cụ thể;
c) Giấy phép sử dụng tần số và quỹ đạo vệ tinh có thời hạn tối đa là 20 năm, được cấp cho tổ chức để khai thác đài vô tuyến điện đặt trên vệ tinh, tại vị trí quỹ đạo vệ tinh xác định sử dụng băng tần xác định kèm theo các điều kiện cụ thể.
3. Thời hạn của giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện được cấp theo đề nghị của tổ chức, cá nhân nhưng không vượt quá thời hạn tối đa của từng loại giấy phép quy định tại khoản 2 Điều này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3a Điều này và điểm d khoản 4 Điều 18 của Luật này.
3a. Thời hạn của giấy phép sử dụng băng tần được cấp thông qua đấu giá, thi tuyển hoặc được cấp lại do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định nhưng không vượt quá thời hạn tối đa quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Chính phủ quy định chi tiết về việc cấp, cấp lại, cấp đổi, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện.

Theo đó, kể từ ngày 01/07/2023, sửa đổi bổ sung quy định về thời hạn sử dụng tần số vô tuyến điện như sau:

- Thời hạn của giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện được cấp theo đề nghị của tổ chức, cá nhân nhưng không vượt quá thời hạn tối đa của từng loại giấy phép.

- Thời hạn của giấy phép sử dụng băng tần được cấp thông qua đấu giá, thi tuyển hoặc được cấp lại do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định nhưng không vượt quá 15 năm.

- Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền quy định về việc cấp, cấp lại, cấp đổi, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện thay Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định tại Luật Tần số vô tuyến điện 2009.

Luật Tần số vô tuyến điện sửa đổi 2022 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2023

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}