Thẻ Căn cước của trẻ em dưới 6 tuổi như thế nào? Hình dáng, kích thước, chất liệu thẻ căn cước của trẻ em dưới 6 tuổi ra sao?
Thẻ Căn cước của trẻ em dưới 6 tuổi như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 16/2024/TT-BCA quy định về thẻ căn cước của trẻ em dưới 6 tuổi như sau:
- Hai mặt của thẻ căn cước in hoa văn màu xanh chuyển ở giữa màu vàng đến xanh. Nền mặt trước gồm bản đồ hành chính Việt Nam, trống đồng, các hoa văn, họa tiết truyền thống trang trí. Nền mặt sau gồm các hoa văn được kết hợp với hình ảnh hoa sen và các đường cong vắt chéo đan xen.
- Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và ảnh khuôn mặt của người được cấp thẻ căn cước (đối với thẻ căn cước cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 06 tuổi trở lên) được in màu trực tiếp trên thẻ căn cước. Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đường kính 12mm; ảnh khuôn mặt của người được cấp thẻ căn cước kích thước 20mm x 30mm; vị trí in mã QR kích thước 18mm x 18mm.
- Màu sắc của các thông tin trên thẻ căn cước:
* Màu xanh tím đối với các dòng chữ:
+ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc;
+ SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM, Independence - Freedom - Happiness; IDENTITY CARD;
+ Số định danh cá nhân/Personal identification number;
+ Họ, chữ đệm và tên khai sinh/Full name;
+ Ngày, tháng, năm sinh/Date of birth;
+ Giới tính/Sex; Quốc tịch/Nationality;
+ Nơi cư trú/Place of residence;
+ Nơi đăng ký khai sinh/Place of birth;
+ Ngày, tháng, năm cấp/Date of issue;
+ Ngày, tháng, năm hết hạn/Date of expiry;
+ BỘ CÔNG AN/MINISTRY OF PUBLIC SECURITY
+ Và biểu tượng chíp điện tử;
** Màu đỏ đối với dòng chữ CĂN CƯỚC;
*** Màu đen đối với: Thông tin về số định danh cá nhân; thông tin của người được cấp thẻ căn cước; thông tin về ngày, tháng, năm cấp; thông tin về ngày, tháng, năm hết hạn; mã QR; dòng MRZ.
- Mặt trước thẻ căn cước cấp cho công dân Việt Nam dưới 06 tuổi gồm các thông tin sau:
Từ trái qua phải, từ trên xuống dưới:
+ Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ dòng chữ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc;
+ SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM, Independence - Freedom - Happiness;
+ Dòng chữ CĂN CƯỚC; IDENTITY CARD;
+ Biểu tượng chíp điện tử;
+ Số định danh cá nhân/Personal identification number;
+ Họ, chữ đệm và tên khai sinh/Full name;
+ Ngày, tháng, năm sinh/Date of birth;
+ Giới tính/Sex;
+ Quốc tịch/Nationality.
- Mặt sau thẻ căn cước cấp cho công dân Việt Nam dưới 06 tuổi và thẻ căn cước cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 06 tuổi trở lên gồm các thông tin từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, như sau:
+ Nơi cư trú/Place of residence;
+ Nơi đăng ký khai sinh/Place of birth;
+ Chíp điện tử;
+ Mã QR;
+ Ngày, tháng, năm cấp/Date of issue;
+ Ngày, tháng, năm hết hạn/Date of expiry;
+ BỘ CÔNG AN/MINISTRY OF PUBLIC SECURITY;
+ Dòng MRZ.
Thẻ Căn cước của trẻ em dưới 6 tuổi như thế nào? Hình dáng, kích thước, chất liệu thẻ căn cước của trẻ em dưới 6 tuổi ra sao? (Hình từ Internet)
Hình dáng, kích thước, chất liệu thẻ căn cước của trẻ em dưới 6 tuổi ra sao?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 16/2024/TT-BCA quy định về hình dáng, kích thước, chất liệu thẻ căn cước như sau:
- Thẻ căn cước hình chữ nhật, chiều rộng 53,98mm, chiều dài 85,6mm, độ dày 0,76mm, bốn góc được cắt tròn với bán kính 3,18mm.
- Thẻ căn cước được sản xuất bằng chất liệu nhựa.
Thời hạn cấp thẻ căn cước, nơi cấp thẻ căn cước từ ngày 01/7/2024 ra sao?
Căn cứ theo Điều 27 Luật Căn cước 2023 quy định nơi làm thủ tục cấp thẻ căn cước như sau:
- Cơ quan quản lý căn cước của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương hoặc cơ quan quản lý căn cước của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công dân cư trú.
- Cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an đối với những trường hợp do thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an quyết định.
- Trong trường hợp cần thiết, cơ quan quản lý căn cước quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 27 Luật Căn cước 2023 tổ chức làm thủ tục cấp thẻ căn cước tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân.
Thời hạn cấp thẻ căn cước là trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Cơ quan quản lý căn cước phải cấp thẻ căn cước (Điều 26 Luật Căn cước 2023).
Khi nào được cấp lại thẻ căn cước?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 24 Luật Căn cước 2023 quy định như sau:
Các trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước
1. Các trường hợp cấp đổi thẻ căn cước bao gồm:
a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;
b) Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh;
c) Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật;
d) Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước;
đ) Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính;
e) Xác lập lại số định danh cá nhân;
g) Khi người được cấp thẻ căn cước có yêu cầu.
2. Các trường hợp cấp lại thẻ căn cước bao gồm:
a) Bị mất thẻ căn cước hoặc thẻ căn cước bị hư hỏng không sử dụng được, trừ trường hợp quy định tại Điều 21 của Luật này;
b) Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam.
Theo đó, các trường hợp cấp lại thẻ căn cước bao gồm:
* Bị mất thẻ căn cước hoặc thẻ căn cước bị hư hỏng không sử dụng được, trừ trường hợp:
(1) Công dân Việt Nam đã được cấp thẻ căn cước phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ căn cước khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.
(2) Thẻ căn cước đã được cấp, cấp đổi, cấp lại trong thời hạn 02 năm trước độ tuổi cấp đổi thẻ căn cước quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Căn cước 2023 có giá trị sử dụng đến tuổi cấp đổi thẻ căn cước tiếp theo.
** Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;