Tàu thuyển trên biển nên ứng phó như thế nào khi có sóng thần? Người dân nên nấp ở đâu khi xảy ra động đất?

Cho hỏi Việt Nam là một đất nước yên bình, tuy nhiên, dạo gần đây thời tiết và thay đổi khí hậu gây ra rất nhiều hậu quả lớn, địa hình của Việt Nam cũng là nơi có nguy cơ về thảm họa động đất, sóng thần. Cho hỏi người dân nên làm gì để được an toàn hơn? Tôi cảm ơn!

Sóng thần động đất được thông báo ở đâu?

Căn cứ Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 645/QĐ-TTg năm 2022 về kế hoạch quốc gia ứng phó thảm họa động đất, sóng thần tổ chức thông báo, báo động và cảnh báo kịp thời đến các cấp, các ngành, các tổ chức kinh tế, xã hội và nhân dân tại địa phương các tin động đất, sóng thần quy định. 

- Truyền tin cảnh báo, báo động trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên hệ thống thông tin mạng viễn thông...; 

- Tăng cường kết nối thông tin để nắm bắt kịp thời các diễn biến, hậu quả của động đất và cảnh báo nguy cơ sóng thần; 

- Đánh giá kịp thời quy mô, diễn biến sự cố do thảm họa động đất, sóng thần, xác định nhanh kịch bản ứng phó hiệu quả; 

- Triển khai các lực lượng, phương tiện quan sát, giám sát; các lực lượng giúp dân sơ tán, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả... 

Tàu thuyển trên biển nên làm gì khi có sóng thần? Nấp ở đâu là an toàn khi bị động đất? Sóng thần động đất được thông báo ở đâu?

Tàu thuyển trên biển nên làm gì khi có sóng thần? Nấp ở đâu là an toàn khi bị động đất? Sóng thần động đất được thông báo ở đâu?

Người dân nên làm thế nào khi có sóng thần?

Căn cứ Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 645/QĐ-TTg năm 2022 về kế hoạch quốc gia ứng phó thảm họa động đất, sóng thần tổ chức sơ tán, phân tán bảo đảm an toàn cho nhân dân, các cơ quan, tổ chức và tài sản ra khu vực an toàn đối với sóng thần: Hướng dẫn nhân dân ven biển sơ tán khi có tin cảnh báo sóng thần mạnh và nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp tới địa phương. 

- Khu vực ven biển, trên biển:

+ Khi đang ở trên tàu, thuyền trên biển, hoặc vùng ven biển không nên cho tàu thuyền trở về cảng, nên di chuyển tàu thuyền hướng ra biển, đến những vùng nước sâu ít nhất là trên 150 m.

+ Khi tàu thuyền còn neo đậu trong bờ đưa tàu thuyền ra biển nếu có đủ thời gian và thực hiện các biện pháp phòng tránh theo thông báo của chính quyền, cơ quan chức năng của địa phương. Không được ở lại trên tàu thuyền neo đậu tại bến cảng. 

- Trên đất liền:

+ Đang ở khu vực bãi biển ngay lập tức chạy đến nơi an toàn ở các bãi đất cao hoặc ở nơi cách xa bờ biển từ 500 m trở lên. Đang ở trong nhà trệt, nhà thấp tầng trong bán kính dưới 500 m tính từ bờ biển phải sơ tán vào sâu trong đất liền; đang ở trong nhà cao tầng di chuyển lên các tầng cao, không ở lại tầng 1 cho đến tầng 3; mở trống các cửa ở các tầng thấp để hạn chế sự tác động của sóng. Khi đang đi trên đường khu vực gần biển phải khẩn trương chuyển hướng vào sâu trong đất liền, không được đi ra hướng bờ biển. 

Người dân nên làm thế nào để an toàn hơn khi có thảm họa động đất?

Căn cứ Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 645/QĐ-TTg năm 2022 về kế hoạch quốc gia ứng phó thảm họa động đất, sóng thần: Động đất không thể dự báo trước, song có một số biện pháp có thể làm trong lúc thảm họa động đất để tránh hoặc giảm thương tích và thiệt hại do động đất gây ra: 

+ Đang ở trong nhà nên chui xuống gầm bàn, lựa góc phòng để đứng, tránh cửa kính, những vật có thể rơi xuống. Che mặt và đầu để khỏi bị các mảnh vụn rơi trúng. Nếu mất điện, dùng đèn pin, không dùng nến hay diêm vì chúng có thể gây hỏa hoạn; nắm chắc tin tức khân cấp để ứng phó. 

+ Trong các tòa nhà cao tầng: Tuyệt đối không được dùng thang máy, ở trong nhà, di chuyển tới góc phòng, tránh xa các khu vực có cửa kính, đèn điện treo. Khóa gas, mở cửa sổ hoặc cửa ra vào. Nếu đang ở trong thang máy nằm xuống sàn bảo vệ đầu, khi thang máy làm việc trở lại ra khỏi thang máy ở tầng kế tiếp và sử dụng cầu thang bộ. 

+ Đang đi đường: Tránh xa các tòa nhà và dây điện. Tìm chỗ trống để đứng; trong lúc lái xe, ngừng xe ở lề đường nên tránh các cột điện, dây điện, công trình phía trên xe và không chui xuống gầm xe. 

+Khi bị kẹt trong đống đổ nát: Không la hét, lấy tay, khăn che mũi miệng; dùng vật cứng gõ vào vật cứng khác báo vị trí của mình cho cứu nạn. 

+ Sau động đất: Kiểm tra người bị thương, sơ cứu và gọi cứu hộ; kiểm tra các thiệt hại, không sử dụng diêm, bật lửa; không chạm vào dây điện bị đứt; dập tắt đám cháy nhỏ (nếu có); tránh xa các bức tường gạch, thận trọng với các chất lỏng đổ tràn và các vật nặng trên trần, kệ có thể bị rơi. 

+ Cập nhật tin tức khẩn cấp của cơ quan chức năng. 

+ Chuẩn bị ứng phó các trận dư chấn, những trận động đất gây ra bởi trận động đất vừa xảy ra. Tuy chúng nhỏ hơn, chúng vẫn có thể gây ra thương tích. 

Mục tiêu cụ thể được Chính Phủ ban hành của kế hoạch quốc gia về ứng phó thảm họa động đất, sóng thần:

- Tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của cơ quan, tổ chức và mọi người dân, bảo đảm phối hợp chặt chẽ bộ, ngành trung ương và địa phương trong tổ chức thực hiện các giải pháp ứng phó, khắc phục hậu quả động đất, sóng thần. 

- Hoàn thiện hệ thống kế hoạch quốc gia ứng phó các loại hình sự cố, thiên tai, thảm họa cơ bản, làm cơ sở cho địa phương triển khai thực hiện. 

- Nâng cao năng lực giám sát, dự báo, cảnh báo thiên tai; nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, phổ cập kiến thức cho người dân, rèn luyện kỹ năng cho các lực lượng để giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra động đất và sóng thần.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

27 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}