Việc mang tài liệu chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ cần phải tuân thủ những quy định nào?
Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được phép sao, chụp khi có sự cho phép của ai?
Căn cứ tại Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Nghị quyết 757/NQ-UBTVQH15 năm 2023 có quy định như sau:
Sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
1. Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được phép sao, chụp, thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được quy định như sau:
a) Chủ tịch Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trưởng Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp cho phép sao chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, Tối mật, Mật;
b) Vụ trưởng, Cục trưởng, Trưởng đơn vị thuộc Văn phòng Quốc hội, trừ người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, Tối mật, Mật;
c) Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng Quốc hội; người đứng đầu đơn vị tương đương cấp Vụ của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng Quốc hội và Viện Nghiên cứu lập pháp có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tối mật, Mật;
d) Người đứng đầu đơn vị cấp phòng thuộc các vụ, cục, đơn vị thuộc Văn phòng Quốc hội và Viện Nghiên cứu lập pháp có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Mật.
Như vậy, tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được phép sao, chụp khi có sự cho phép của những đối tượng sau:
- Chủ tịch Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trưởng Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp cho phép sao chụp đối với tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, Tối mật, Mật.
- Vụ trưởng, Cục trưởng, Trưởng đơn vị thuộc Văn phòng Quốc hội, trừ người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền cho phép sao, chụp đối với tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, Tối mật, Mật;
- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng Quốc hội; người đứng đầu đơn vị tương đương cấp Vụ của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng Quốc hội và Viện Nghiên cứu lập pháp có thẩm quyền cho phép sao, chụp những tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tối mật, Mật;
- Người đứng đầu đơn vị cấp phòng thuộc các vụ, cục, đơn vị thuộc Văn phòng Quốc hội và Viện Nghiên cứu lập pháp có thẩm quyền cho phép sao, chụp đối với tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Mật.
Việc mang tài liệu chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ phải tuân thủ những quy định nào?
Việc mang tài liệu chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ phải tuân thủ những quy định nào?
Căn cứ tại Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Nghị quyết 757/NQ-UBTVQH15 năm 2023 quy định nội dung này như sau:
Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ
1. Việc mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ để phục vụ công tác trong nước phải được người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc cấp phó được ủy quyền của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý bí mật nhà nước cho phép.
2. Việc mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ để phục vụ công tác nước ngoài phải được người đứng đầu cơ quan hoặc cấp phó được ủy quyền của người đứng đầu cơ quan trực tiếp quản lý bí mật nhà nước cho phép và phải báo cáo Trưởng đoàn công tác.
3. Người được giao nhiệm vụ mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ phục vụ công tác phải có văn bản gửi người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này, trong đó nêu rõ họ và tên, chức vụ, cơ quan, đơn vị công tác; tên loại, số, ký hiệu, trích yếu nội dung, độ mật của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; mục đích sử dụng; thời gian, địa điểm công tác; biện pháp bảo vệ bí mật nhà nước.
Ngay khi kết thúc nhiệm vụ, người mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ có trách nhiệm nộp lại tài liệu, vật chứa bí mật cho cơ quan, đơn vị quản lý và báo cáo người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này về việc quản lý, sử dụng bí mật nhà nước.
4. Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải được bảo vệ an toàn trong thời gian mang ra khỏi nơi lưu giữ. Trường hợp phát hiện bí mật nhà nước bị lộ, bị mất, người mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải báo cáo ngay bằng văn bản với người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý; trường hợp đi công tác nước ngoài phải báo cáo ngay với Trưởng đoàn công tác để có biện pháp xử lý và khắc phục hậu quả.
Như vậy, việc mang tài liệu chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ phải tuân thủ những quy định nêu trên.
Theo đó, mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ để phục vụ công tác trong nước phải được người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc cấp phó được ủy quyền của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý bí mật nhà nước cho phép.
Bí mật nhà nước được bảo vệ trong bao lâu?
Theo quy định tại Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Nghị quyết 757/NQ-UBTVQH15 năm 2023 về thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước như sau:
Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước
1. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.
2. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về hoạt động có thể ngắn hơn thời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, do người có thẩm quyền xác định bí mật nhà nước, độ mật của bí mật nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 2 của Quy chế này xem xét, quyết định và phải xác định cụ thể tại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi xác định độ mật.
Dẫn chiếu đến Điều 19 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 như sau:
Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước
1. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước là khoảng thời gian được tính từ ngày xác định độ mật của bí mật nhà nước đến hết thời hạn sau đây:
a) 30 năm đối với bí mật nhà nước độ Tuyệt mật;
b) 20 năm đối với bí mật nhà nước độ Tối mật;
c) 10 năm đối với bí mật nhà nước độ Mật.
2. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về hoạt động có thể ngắn hơn thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này và phải xác định cụ thể tại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi xác định độ mật.
3. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về địa điểm kết thúc khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không sử dụng địa điểm đó để chứa bí mật nhà nước.
Như vậy, thông thường bí mật nhà nước được bảo vệ trong một khoảng thời gian nhất định, tùy thuộc vào độ mật của bí mật nhà nước để xác định thời hạn bảo mật theo quy định trên.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;