Nghị quyết 757/NQ-UBTVQH15 năm 2023 về Quy chế Bảo vệ bí mật nhà nước trong hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Nghị quyết 757/NQ-UBTVQH15 năm 2023 về Quy chế Bảo vệ bí mật nhà nước trong hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Số hiệu: | 757/NQ-UBTVQH15 | Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Uỷ ban Thường vụ Quốc hội | Người ký: | Vương Đình Huệ |
Ngày ban hành: | 28/03/2023 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 757/NQ-UBTVQH15 |
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Uỷ ban Thường vụ Quốc hội |
Người ký: | Vương Đình Huệ |
Ngày ban hành: | 28/03/2023 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN THƯỜNG VỤ
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 757/NQ-UBTVQH15 |
Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2023 |
ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
Căn cứ Luật Bảo vệ bí mật nhà nước số 29/2018/QH14;
Theo đề nghị của Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
QUYẾT NGHỊ:
2. Giao Văn phòng Quốc hội hướng dẫn chi tiết việc thực hiện Nghị quyết này.
Điều 3. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành./.
|
TM. ỦY BAN THƯỜNG
VỤ QUỐC HỘI |
BẢO
VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA QUỐC HỘI, ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI, TỔNG
THƯ KÝ QUỐC HỘI, HỘI ĐỒNG DÂN TỘC, CÁC ỦY BAN CỦA QUỐC HỘI, VĂN PHÒNG QUỐC HỘI,
CÁC CƠ QUAN THUỘC ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 757/NQ-UBTVQH15 ngày 28 tháng 3 năm 2023 của
Ủy ban Thường vụ Quốc hội)
Quy chế này quy định về bảo vệ bí mật nhà nước trong hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan.
Điều 2. Xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước
1. Thẩm quyền xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước:
a) Chủ tịch Quốc hội xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước đối với thông tin của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội có thể ủy quyền cho Phó Chủ tịch Quốc hội xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước. Việc ủy quyền phải được thể hiện bằng văn bản;
b) Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trưởng Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước đối với thông tin của cơ quan mình;
c) Người đứng đầu vụ, cục, đơn vị (gọi tắt là đơn vị) xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước đối với thông tin của đơn vị mình;
d) Người có thẩm quyền quy định tại điểm b và c khoản này có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước đối với thông tin thuộc lĩnh vực phụ trách. Việc ủy quyền được quy định trong quy chế làm việc hoặc văn bản phân công công tác hằng năm của cơ quan, đơn vị hoặc bằng văn bản ủy quyền trong từng trường hợp cụ thể. Cấp phó được ủy quyền xác định bí mật nhà nước phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước cấp trưởng, trước pháp luật và không được ủy quyền tiếp cho người khác.
2. Việc xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước đối với thông tin của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội do người đứng đầu cơ quan đã được giao chủ trì nội dung báo cáo, đề xuất Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được Chủ tịch Quốc hội ủy quyền xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước xem xét, quyết định.
3. Căn cứ xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước:
a) Việc xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước phải căn cứ vào quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước và danh mục bí mật nhà nước thuộc các lĩnh vực do Thủ tướng Chính phủ ban hành;
b) Trường hợp sử dụng bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức, đơn vị khác thì phải xác định độ mật tương ứng, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;
c) Dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết có nội dung bí mật nhà nước sau khi được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua không còn là bí mật nhà nước, trừ trường hợp cần xác định là bí mật nhà nước thì cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội chủ trì nội dung phối hợp với cơ quan trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết báo cáo Chủ tịch Quốc hội xem xét, quyết định;
d) Trường hợp thông tin trong cùng một tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước có độ mật khác nhau thì xác định theo độ mật cao nhất.
4. Người tiếp nhận thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước nhưng chưa được xác định là bí mật nhà nước có trách nhiệm báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xử lý theo thẩm quyền hoặc xem xét, quyết định việc chuyển đến cơ quan, đơn vị có chức năng để xử lý theo quy định. Thông tin tiếp nhận phải được bảo vệ trong quá trình tiếp nhận và xử lý.
5. Văn phòng Quốc hội hướng dẫn quy trình thực hiện việc xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 3. Sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
1. Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được phép sao, chụp, thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được quy định như sau:
a) Chủ tịch Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trưởng Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp cho phép sao chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, Tối mật, Mật;
b) Vụ trưởng, Cục trưởng, Trưởng đơn vị thuộc Văn phòng Quốc hội, trừ người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, Tối mật, Mật;
c) Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng Quốc hội; người đứng đầu đơn vị tương đương cấp Vụ của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng Quốc hội và Viện Nghiên cứu lập pháp có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tối mật, Mật;
d) Người đứng đầu đơn vị cấp phòng thuộc các vụ, cục, đơn vị thuộc Văn phòng Quốc hội và Viện Nghiên cứu lập pháp có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Mật.
2. Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
Việc ủy quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện thường xuyên hoặc theo từng trường hợp cụ thể và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn ủy quyền, cấp phó được ủy quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải chịu trách nhiệm về quyết định cho phép sao, chụp của mình trước cấp trưởng, trước pháp luật và không được ủy quyền tiếp cho người khác.
Điều 4. Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ
1. Việc mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ để phục vụ công tác trong nước phải được người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc cấp phó được ủy quyền của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý bí mật nhà nước cho phép.
2. Việc mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ để phục vụ công tác nước ngoài phải được người đứng đầu cơ quan hoặc cấp phó được ủy quyền của người đứng đầu cơ quan trực tiếp quản lý bí mật nhà nước cho phép và phải báo cáo Trưởng đoàn công tác.
3. Người được giao nhiệm vụ mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ phục vụ công tác phải có văn bản gửi người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này, trong đó nêu rõ họ và tên, chức vụ, cơ quan, đơn vị công tác; tên loại, số, ký hiệu, trích yếu nội dung, độ mật của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; mục đích sử dụng; thời gian, địa điểm công tác; biện pháp bảo vệ bí mật nhà nước.
Ngay khi kết thúc nhiệm vụ, người mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ có trách nhiệm nộp lại tài liệu, vật chứa bí mật cho cơ quan, đơn vị quản lý và báo cáo người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này về việc quản lý, sử dụng bí mật nhà nước.
4. Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải được bảo vệ an toàn trong thời gian mang ra khỏi nơi lưu giữ. Trường hợp phát hiện bí mật nhà nước bị lộ, bị mất, người mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải báo cáo ngay bằng văn bản với người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý; trường hợp đi công tác nước ngoài phải báo cáo ngay với Trưởng đoàn công tác để có biện pháp xử lý và khắc phục hậu quả.
1. Thẩm quyền quyết định việc cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức, người Việt Nam được giao thực hiện nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước được quy định như sau:
a) Người có thẩm quyền quy định tại các điểm a và điểm b khoản 1 Điều 3 của Quy chế này quyết định việc cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, Tối mật và Mật;
b) Người có thẩm quyền quy định tại điểm c khoản 1 Điều 3 của Quy chế này quyết định việc cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước độ Tối mật và Mật;
c) Người có thẩm quyền quy định tại điểm d khoản 1 Điều 3 của Quy chế này quyết định việc cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước độ Mật.
2. Cơ quan, tổ chức, người Việt Nam được giao thực hiện nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước đề nghị cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước phải có văn bản nêu rõ bí mật nhà nước đề nghị cung cấp, chuyển giao, mục đích sử dụng, cam kết bảo vệ bí mật nhà nước và gửi người có thẩm quyền quyết định việc cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước.
Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức phải ghi rõ tên cơ quan, tổ chức, người đại diện cơ quan, tổ chức.
Văn bản đề nghị của người Việt Nam được giao thực hiện nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước phải ghi rõ họ và tên; số Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, Chứng minh Công an nhân dân hoặc giấy chứng minh do Quân đội nhân dân cấp; địa chỉ liên lạc; chức vụ, cơ quan, đơn vị công tác.
3. Trường hợp từ chối cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước, người có thẩm quyền quyết định việc cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 6. Cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài
1. Thẩm quyền quyết định việc cung, cấp, chuyển giao bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài được quy định như sau:
a) Thẩm quyền cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước độ Tuyệt mật thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 16 của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước;
b) Chủ tịch Quốc hội quyết định cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước độ Tối mật, độ Mật thuộc phạm vi quản lý;
c) Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trưởng Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp quyết định cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước độ Tối mật, độ Mật thuộc phạm vi quản lý.
2. Bí mật nhà nước chỉ được cung cấp, chuyển giao cho cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia vào chương trình hợp tác quốc tế hoặc thi hành công vụ có liên quan đến bí mật nhà nước.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều này đề nghị cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước phải có văn bản nêu rõ bí mật nhà nước đề nghị cung cấp, chuyển giao, mục đích sử dụng, cam kết bảo vệ bí mật nhà nước và không cung cấp, chuyển giao cho bên thứ ba nếu không có sự đồng ý của bên cung cấp, chuyển giao và gửi cơ quan chủ trì chương trình hợp tác quốc tế hoặc thi hành công vụ có liên quan đến bí mật nhà nước.
Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức phải ghi rõ tên cơ quan, tổ chức, người đại diện cơ quan, tổ chức; quốc tịch, số Hộ chiếu, chức vụ của người đại diện.
Văn bản đề nghị của cá nhân người nước ngoài phải ghi rõ họ và tên; số Hộ chiếu, địa chỉ liên lạc tại Việt Nam; chức vụ, cơ quan, tổ chức công tác (nếu có).
4. Cơ quan chủ trì chương trình hợp tác quốc tế hoặc thi hành công vụ có liên quan đến bí mật nhà nước khi nhận được đề nghị cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 3 Điều này có trách nhiệm chuyển nội dung đề nghị tới Thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội để cho ý kiến trước khi chuyển đến người có thẩm quyền quyết định việc cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước.
5. Trường hợp từ chối cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước, người có thẩm quyền quyết định việc cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 7. Tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước
1. Chủ tịch Quốc hội quyết định việc sử dụng nội dung bí mật nhà nước tại hội nghị, hội thảo, cuộc họp không có yếu tố nước ngoài do Ủy ban Thường vụ Quốc hội chủ trì tổ chức.
2. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều 3 của Quy chế này quyết định việc sử dụng nội dung bí mật nhà nước tại hội nghị, hội thảo, cuộc họp không có yếu tố nước ngoài do cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức.
3. Chủ tịch Quốc hội quyết định việc sử dụng nội dung bí mật nhà nước độ Tối mật, độ Mật tại hội nghị, hội thảo, cuộc họp có yếu tố nước ngoài do Ủy ban Thường vụ Quốc hội chủ trì tổ chức.
Người có thẩm quyền quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 của Quy chế này quyết định bằng văn bản việc sử dụng nội dung bí mật nhà nước độ Tối mật, độ Mật tại hội nghị, hội thảo, cuộc họp có yếu tố nước ngoài do cơ quan chủ trì tổ chức”.
4. Thành phần tham dự hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước bao gồm đại diện cơ quan, tổ chức hoặc người được giao thực hiện nhiệm vụ liên quan đến bí mật nhà nước. Đối với hội nghị, hội thảo, cuộc họp có yếu tố nước ngoài, thành phần tham dự phải là đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài tham gia vào chương trình hợp tác quốc tế hoặc thi hành công vụ có liên quan đến bí mật nhà nước.
5. Thẩm quyền quyết định thành phần tham dự hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước được quy định như sau:
a) Chủ tịch Quốc hội quyết định thành phần tham dự hội nghị, hội thảo, cuộc họp do Ủy ban Thường vụ Quốc hội chủ trì theo đề nghị của Tổng Thư ký Quốc hội;
b) Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trưởng Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp quyết định thành phần tham dự hội nghị, hội thảo, cuộc họp do cơ quan mình chủ trì;
c) Người đứng đầu đơn vị quyết định thành phần tham dự hội nghị, hội thảo, cuộc họp do đơn vị mình chủ trì.”.
6. Cơ quan chủ trì tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp quyết định việc lưu hành, thu hồi tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phục vụ hội nghị, hội thảo, cuộc họp; khi quyết định tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Văn phòng Quốc hội để phối hợp bảo đảm. Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm phối hợp tổ chức, triển khai công tác bảo vệ bí mật nhà nước phục vụ hội nghị, hội thảo, cuộc họp.
Văn phòng Quốc hội hướng dẫn việc thực hiện quy định tại khoản này.
7. Người tham dự hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước có trách nhiệm bảo vệ và sử dụng bí mật nhà nước theo quy định của Quy chế này và theo yêu cầu của người chủ trì tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp. Đối với hội nghị, hội thảo, cuộc họp có yếu tố nước ngoài, người tham dự hội nghị, hội thảo, cuộc họp không được cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước cho bên thứ ba.
8. Tài liệu chứa bí mật nhà nước phải được đóng dấu “Tài liệu thu hồi” trước khi gửi tới người tham dự và phải được thu hồi ngay sau khi hội nghị, hội thảo, cuộc họp kết thúc. Trường hợp người tham dự hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nhu cầu giữ lại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước để nghiên cứu hoặc để phục vụ cho nhiệm vụ được giao thì phải có văn bản gửi cơ quan, tổ chức chủ trì tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp đề nghị giữ lại tài liệu và cam kết thực hiện đúng quy định về bảo vệ bí mật nhà nước đối với tài liệu giữ lại.
Tại kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội có nhu cầu giữ lại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước để nghiên cứu hoặc để phục vụ cho nhiệm vụ được giao phải có văn bản gửi Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị giữ lại tài liệu và cam kết thực hiện đúng quy định về bảo vệ bí mật nhà nước đối với tài liệu giữ lại.
Điều 8. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước
1. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.
2. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về hoạt động có thể ngắn hơn thời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, do người có thẩm quyền xác định bí mật nhà nước, độ mật của bí mật nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 2 của Quy chế này xem xét, quyết định và phải xác định cụ thể tại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi xác định độ mật.
Điều 9. Gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước
1. Việc gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.
2. Người có thẩm quyền quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 2 của Quy chế này quyết định gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước của cơ quan, đơn vị mình.
3. Việc gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội do người đứng đầu cơ quan đã được giao chủ trì nội dung quy định tại khoản 2 Điều 2 của Quy chế này báo cáo, đề xuất Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được Chủ tịch Quốc hội ủy quyền xem xét, quyết định.
Văn phòng Quốc hội hướng dẫn cụ thể quy trình gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định tại khoản này.
4. Bí mật nhà nước của cơ quan, đơn vị sau khi được người có thẩm quyền xem xét, quyết định việc gia hạn phải được đóng dấu “GIA HẠN THỜI HẠN BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC” lên tài liệu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc gia hạn phù hợp với vật chứa bí mật nhà nước.
5. Chậm nhất là 15 ngày kể từ khi gia hạn, cơ quan, đơn vị đã gia hạn phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
Trường hợp gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội phối hợp với cơ quan đã được giao chủ trì nội dung ra thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
1. Việc điều chỉnh độ mật phải căn cứ vào danh mục bí mật nhà nước.
2. Người có thẩm quyền quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 2 của Quy chế này quyết định điều chỉnh độ mật của bí mật nhà nước của cơ quan, đơn vị.
3. Việc điều chỉnh độ mật của bí mật nhà nước của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội do người đứng đầu cơ quan đã được giao chủ trì nội dung quy định tại khoản 2 Điều 2 Quy chế này báo cáo, đề xuất Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được Chủ tịch Quốc hội ủy quyền xem xét, quyết định.
Văn phòng Quốc hội hướng dẫn cụ thể quy trình điều chỉnh độ mật bí mật nhà nước của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định tại khoản này.
4. Bí mật nhà nước sau khi điều chỉnh độ mật phải được đóng dấu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc tăng độ mật, giảm độ mật.
5. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày điều chỉnh độ mật, cơ quan, đơn vị đã điều chỉnh độ mật phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
Trường hợp điều chỉnh độ mật bí mật nhà nước của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội phối hợp với cơ quan đã được giao chủ trì nội dung ra thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
1. Bí mật nhà nước đương nhiên được giải mật trong các trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước và thời gian gia hạn theo quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước. Đối với trường hợp này không thực hiện quy trình giải mật; không phải đóng dấu giải mật;
b) Không còn thuộc danh mục bí mật nhà nước. Trường hợp này, cơ quan, đơn vị xác định bí mật nhà nước có trách nhiệm đóng dấu “GIẢI MẬT” vào tài liệu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc giải mật phù hợp với vật chứa bí mật nhà nước lưu giữ tại cơ quan, đơn vị; thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. Khi nhận được văn bản, Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm đóng dấu “Giải mật” vào tài liệu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc giải mật phù hợp với vật chứa bí mật nhà nước lưu giữ tại Lưu trữ cơ quan.
Đối với tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm phối hợp với người đứng đầu cơ quan đã được giao chủ trì nội dung quy định tại khoản 2 Điều 2 của Quy chế này ban hành văn bản hoặc hình thức khác xác định việc giải mật, thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
2. Trường hợp cần giải mật để đáp ứng yêu cầu thực tiễn bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập, hợp tác quốc tế được quy định như sau:
a) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 2 của Quy chế này thành lập Hội đồng giải mật đối với tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc thẩm quyền xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước;
b) Thành phần Hội đồng giải mật đối với bí mật nhà nước của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bao gồm: đại diện lãnh đạo cơ quan đã được giao chủ trì nội dung quy định tại khoản 2 Điều 2 của Quy chế này làm Chủ tịch Hội đồng; đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội; đại diện lãnh đạo đơn vị trực tiếp giúp việc của cơ quan đã được giao chủ trì nội dung; người được phân công thực hiện nhiệm vụ chuyên trách bảo vệ bí mật nhà nước của Văn phòng Quốc hội; người được phân công thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước của đơn vị; đại diện các cơ quan khác có liên quan.
Hội đồng giải mật có trách nhiệm xem xét việc giải mật, báo cáo Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được Chủ tịch Quốc hội ủy quyền xem xét, quyết định;
c) Thành phần Hội đồng giải mật đối với bí mật nhà nước của Tổng Thư ký Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội bao gồm: đại diện lãnh đạo cơ quan đã xác định bí mật nhà nước, độ mật của bí mật nhà nước làm Chủ tịch Hội đồng; đại diện lãnh đạo đơn vị trực tiếp giúp việc của cơ quan đã xác định bí mật nhà nước, độ mật của bí mật nhà nước; người được phân công thực hiện nhiệm vụ chuyên trách bảo vệ bí mật nhà nước của Văn phòng Quốc hội; người được phân công thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước của đơn vị; các thành viên khác có liên quan.
Hội đồng giải mật có trách nhiệm xem xét việc giải mật, báo cáo người đứng đầu cơ quan xem xét, quyết định.
d) Thành phần Hội đồng giải mật đối với bí mật nhà nước của đơn vị bao gồm: đại diện lãnh đạo đơn vị đã xác định bí mật nhà nước, độ mật của bí mật nhà nước làm Chủ tịch Hội đồng; người được phân công thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước của đơn vị; các thành viên khác có liên quan. Hội đồng giải mật có trách nhiệm xem xét việc giải mật, báo cáo người đứng đầu đơn vị xem xét, quyết định.
3. Trường hợp giải mật một phần thì nội dung giải mật được đưa vào quyết định giải mật. Trường hợp giải mật toàn bộ bí mật nhà nước thì sau khi quyết định giải mật phải đóng dấu giải mật trên tài liệu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc giải mật phù hợp với vật chứa bí mật nhà nước.
Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày có quyết định giải mật, cơ quan, đơn vị tiến hành giải mật có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân đã nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. Đối với bí mật nhà nước của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, căn cứ quyết định giải mật của Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc, Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân đã nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
4. Hồ sơ giải mật phải được lưu trữ bao gồm: Quyết định thành lập Hội đồng giải mật; bí mật nhà nước đề nghị giải mật; biên bản họp Hội đồng giải mật; quyết định giải mật và các tài liệu khác có liên quan.
5. Văn phòng Quốc hội hướng dẫn cụ thể quy trình giải mật đối với đối với bí mật nhà nước của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Điều 12. Tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
1. Các trường hợp tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.
2. Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.
3. Thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước:
a) Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trưởng Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp quyết định việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đã hết giá trị lưu giữ, sử dụng trong hoạt động của cơ quan mình.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm phối hợp với người đứng đầu cơ quan đã được giao chủ trì nội dung quy định tại khoản 2 Điều 2 của Quy chế này để quyết định việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hết giá trị lưu giữ, sử dụng;
b) Người đứng đầu đơn vị quyết định việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đã hết giá trị lưu giữ, sử dụng trong hoạt động của đơn vị mình;
c) Người đang quản lý tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được quyền quyết định tiêu hủy trong trường hợp nếu không tiêu hủy ngay sẽ gây nguy hại cho lợi ích quốc gia, dân tộc và báo cáo ngay bằng văn bản về việc tiêu hủy với người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Nếu việc tự tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước không có lý do chính đáng thì người tiêu hủy tài liệu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật;
d) Người có trách nhiệm in, sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước có trách nhiệm tiêu hủy tại chỗ bản dư thừa, bị hỏng sau khi hoàn thành việc in, sao, chụp.
4. Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong trường hợp không cần thiết phải lưu giữ và việc tiêu hủy không gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc được quy định như sau:
a) Định kỳ hằng năm hoặc trước khi kết thúc nhiệm kỳ hoặc khi thấy cần thiết cơ quan, đơn vị có trách nhiệm rà soát tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước để báo cáo người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước;
b) Người có thẩm quyền quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước;
c) Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước bao gồm: Đại diện lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực tiếp lưu giữ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước làm Chủ tịch Hội đồng; người trực tiếp lưu giữ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; người được phân công thực hiện nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước tại cơ quan, đơn vị; các thành viên khác có liên quan;
d) Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước có trách nhiệm rà soát tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được đề nghị tiêu hủy, báo cáo người có thẩm quyền quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này quyết định;
đ) Hồ sơ tiêu hủy phải được lưu trữ bao gồm: văn bản thành lập Hội đồng tiêu hủy; danh sách tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đề nghị tiêu hủy; biên bản họp Hội đồng tiêu hủy; quyết định tiêu hủy, biên bản tiêu hủy và các tài liệu khác có liên quan.
5. Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong lĩnh vực cơ yếu thực hiện theo quy định của pháp luật về cơ yếu.
6. Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước có thông tin trùng lặp được thực hiện theo hướng dẫn của Văn phòng Quốc hội.
1. Chế độ báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước:
a) Văn phòng Quốc hội chủ trì thực hiện các chế độ báo cáo về công tác bảo vệ bí mật của các cơ quan gửi Bộ Công an theo quy định;
b) Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Văn phòng Quốc hội thực hiện các chế độ báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý theo quy định.
2. Phân công người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước:
a) Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội phân công người thực hiện nhiệm vụ chuyên trách bảo vệ bí mật nhà nước tại Văn phòng Quốc hội; phê duyệt danh sách người thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước của các đơn vị trực thuộc theo đề nghị của người đứng đầu các đơn vị.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp phân công người thực hiện nhiệm vụ chuyên trách bảo vệ bí mật nhà nước của cơ quan; phê duyệt danh sách người thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước của các đơn vị trực thuộc theo đề nghị của người đứng đầu các đơn vị.
b) Người thực hiện nhiệm vụ chuyên trách và kiêm nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của Chính phủ;
c) Việc phân công người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước phải thể hiện bằng văn bản.
Điều 14. Trách nhiệm của các cơ quan
1. Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước thuộc phạm vi phụ trách của cơ quan mình;
b) Rà soát, đề xuất xây dựng, sửa đổi hoặc bổ sung danh mục bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực phụ trách, gửi Văn phòng Quốc hội để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ;
c) Phối hợp với Văn phòng Quốc hội và các cơ quan liên quan thực hiện việc kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý;
d) Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, lãnh đạo các Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội có ý kiến về việc phân công người thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước của đơn vị trực tiếp giúp việc cho cơ quan mình.
2. Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội; phối hợp tổ chức thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
b) Chủ trì, phối hợp với Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội xây dựng, sửa đổi, bổ sung Danh mục bí mật nhà nước của Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội trình cấp có thẩm quyền ban hành;
c) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước;
d) Là đầu mối trong việc xử lý và kịp thời thông báo với cơ quan có thẩm quyền khi xảy ra lộ, mất bí mật nhà nước của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
đ) Bảo đảm kinh phí, điều kiện cơ sở vật chất để thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước;
e) Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện bảo vệ an toàn thông tin và bí mật nhà nước trong môi trường mạng và máy tính của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội
1. Người đứng đầu cơ quan chịu trách nhiệm trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý của cơ quan mình theo Quy chế này và các quy định khác của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Phối hợp với Văn phòng Quốc hội trong việc rà soát, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung Danh mục bí mật nhà nước của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội để trình cấp có thẩm quyền ban hành.
2. Người tiếp cận bí mật nhà nước có trách nhiệm sau đây:
a) Tuân thủ quy định của pháp luật, quy chế của cơ quan về bảo vệ bí mật nhà nước;
b) Thực hiện các biện pháp bảo vệ bí mật nhà nước;
c) Sử dụng bí mật nhà nước an toàn, đúng mục đích;
d) Thực hiện yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý bí mật nhà nước;
đ) Khi phát hiện bí mật nhà nước bị lộ, lọt, mất có trách nhiệm báo cáo ngay với người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
3. Người trực tiếp quản lý bí mật nhà nước có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Đề xuất người có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ bí mật nhà nước do mình trực tiếp quản lý;
c) Trường hợp phát hiện vi phạm trong hoạt động bảo vệ bí mật nhà nước thì phải có biện pháp xử lý và báo cáo người có trách nhiệm giải quyết, thông báo cho cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước biết để có biện pháp khắc phục;
d) Trước khi thôi việc, chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc vì lý do khác mà không tiếp tục quản lý bí mật nhà nước thì phải bàn giao bí mật nhà nước cho cơ quan, đơn vị và cam kết bảo vệ bí mật nhà nước đã quản lý.
4. Người được phân công thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước có trách nhiệm tham mưu lãnh đạo cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong hoạt động của cơ quan, đơn vị./.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây