Phụ cấp trách nhiệm đối với thủ quỹ tại đơn vị sự nghiệp công lập là bao nhiêu? Tính phụ cấp như thế nào?

Phụ cấp trách nhiệm đối với thủ quỹ tại đơn vị sự nghiệp công lập là bao nhiêu? Tính phụ cấp như thế nào? Câu hỏi của bạn T.C ở Hà Giang

Phụ cấp trách nhiệm đối với thủ quỹ tại đơn vị sự nghiệp công lập là bao nhiêu?

Theo quy định tại Mục 1 Thông tư 05/2005/TT-BNV quy định về phạm vi áp dụng như sau:

PHẠM VI ÁP DỤNG:
Phụ cấp trách nhiệm công việc áp dụng đối với cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc thuộc biên chế trả lương của các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, do tính chất, đặc điểm của nghề hoặc công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc đảm nhiệm công tác quản lý nhưng không thuộc chức danh lãnh đạo do bầu cử và do bổ nhiệm (không thuộc đối tượng hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo).

Bên cạnh đó, theo quy định tại Mục 2 Thông tư 05/2005/TT-BNV quy định về mức phụ cấp như sau:

MỨC PHỤ CẤP VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:
.....
2. Đối tượng áp dụng các mức phụ cấp trách nhiệm công việc:
....
d) Mức 4, hệ số 0.1 áp dụng đối với:
Phó trưởng kho lưu trữ tài liệu, thư viện, Phó trưởng kho lưu trữ bảo quản, phục chế hiện vật trong các bảo tàng hạng II trở lên, kho khu di tích Phủ Chủ tịch;
Trưởng kho lưu trữ tài liệu, thư viện Trưởng kho lưu trữ bảo quản, phục chế và giới thiệu hiện vật trong các bảo tàng;
Phó trưởng kho, Phó trưởng quỹ tiền, vàng bạc, đá quý Ngân hàng Nhà nước và Kho bạc Nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện;
Giáo viên được cử làm Tổng phụ trách (chuyên trách và bán chuyên trách) Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ở trường phổ thông hạng III;
Cán bộ, viên chức y tế chuyên trách đỡ đẻ ở các trạm, bệnh viện, viện phụ sản, các khoa sản ở bệnh viện đa khoa và ở trung tâm y tế;
Cán bộ, viên chức y tế trực tiếp làm kiểm nghiệm thuốc;
Bác sĩ, kỹ thuật viên y học thể dục, thể thao ở đội tuyển cấp ngành, tỉnh làm công tác kiểm tra, theo dõi, chăm sóc, phục hồi sức khoẻ cho các vận động viên;
Nhân viên bảo vệ, thủ kho vật liệu nổ;
Thủ quỹ cơ quan, đơn vị;
Tổ trưởng các ngành còn lại.

Theo các quy định trên, thủ quỹ làm việc tại cơ quan nhà nước được áp dụng phụ cấp trách nhiệm ở mức 4 với hệ số 0.1.

- Cách tính phụ cấp trách nhiệm = Hệ số x Mức lương cơ sở.

- Mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.00 đồng/tháng.

Do vậy, phụ cấp trách nhiệm đối với thủ quỹ tại đơn vị sự nghiệp công lập là 180.000 đồng/tháng.

Phụ cấp trách nhiệm đối với thủ quỹ tại đơn vị sự nghiệp công lập là bao nhiêu? Tính phụ cấp như thế nào?

Phụ cấp trách nhiệm đối với thủ quỹ tại đơn vị sự nghiệp công lập là bao nhiêu? Tính phụ cấp như thế nào?

Nguồn kinh phí chi trả phụ cấp trách nhiệm được lấy từ đâu?

Căn cứ vào Mục III Thông tư 05/2005/TT-BNV có quy định như sau:

KINH PHÍ VÀ CÁCH CHI TRẢ PHỤ CẤP
1. Nguồn kinh phí chi trả phụ cấp trách nhiệm công việc:
Các đối tượng thuộc cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ, phụ cấp trách nhiệm công việc do ngân sách nhà nước chi trả theo phân cấp ngân sách hiện hành trong dự toán ngân sách được giao hàng năm cho cơ quan, đơn vị;
Các đối tượng thuộc cơ quan thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính và các đối tượng thuộc các đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ tài chính, phụ cấp trách nhiệm công việc do cơ quan, đơn vị chi trả từ nguồn kinh phí khoán và nguồn tài chính được giao tự chủ.
2. Cách chi trả phụ cấp:
Phụ cấp trách nhiệm công việc được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;
Khi không làm công việc có quy định hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc từ một tháng trở lên thì không được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc.

Như vậy, nguồn kinh phí chi trả phụ cấp trách nhiệm được ngân sách nhà nước chi trả theo phân cấp ngân sách hiện hành trong dự toán ngân sách được giao hàng năm cho cơ quan, đơn vị.

Nhân viên thủ quỹ tại đơn vị sự nghiệp công lập phải đáp ứng yêu cầu về trình độ đào tạo như thế nào?

Theo Bản mô tả vị trí việc làm đối với nhân viên thủ quỹ quy định tại Phụ lục 07 được ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV, tiêu chuẩn về trình độ đối với nhân viên thủ quỹ trong cơ quan hành chính nhà nước được quy định như sau:

(1) Trình độ đào tạo: Có bằng cấp hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực công tác và vị trí việc làm.

(2) Kiến thức bổ trợ: Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức theo yêu cầu đối với vị trí việc làm.

(3) Kinh nghiệm (thành tích công tác): Có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Chính phủ về ngạch theo quy định.

(4) Phẩm chất cá nhân:

- Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, quy định của cơ quan.

- Tinh thần trách nhiệm cao với công việc, với tập thể, phối hợp công tác tốt.

- Trung thực, thẳng thắn, kiên định nhưng biết lắng nghe.

- Điềm tĩnh, nguyên tắc, cẩn thận, bảo mật thông tin.

- Khả năng đoàn kết nội bộ.

- Chịu được áp lực trong công việc.

- Tập trung, sáng tạo, tư duy độc lập và logic.

(5) Các yêu cầu khác:

- Có khả năng, đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến mảng công việc được phân công và liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị công tác nguyên tắc, cẩn thận, bảo mật thông tin.

- Có khả năng tổ chức triển khai nghiên cứu, thực hiện các đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn;

- Hiểu biết về lĩnh vực công tác kho, quỹ và định hướng phát triển

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}