Ngân hàng ép khách hàng mua bảo hiểm để được giải ngân vay vốn sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định hiện nay?

Ngân hàng ép khách hàng mua bảo hiểm để được giải ngân vay vốn sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định hiện nay? Câu hỏi của bạn Phước đến từ Bình Định.

Ngân hàng ép khách hàng mua bảo hiểm để được giải ngân vay vốn bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ khoản 2 và khoản 3 Điều 17 Nghị định 98/2013/NĐ-CP (bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 48/2018/NĐ-CP) quy định như sau:

Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về triển khai bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe
...
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, không giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm;
b) Không thực hiện thông báo cho bên mua bảo hiểm về tình trạng hợp đồng bảo hiểm theo quy định của pháp luật;
c) Ép buộc giao kết hợp đồng bảo hiểm bổ trợ kèm theo hợp đồng bảo hiểm chính;
d) Triển khai các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm sức khỏe không theo quy định của pháp luật.
đ) Ép buộc các tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm dưới mọi hình thức
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động từ 02 tháng đến 03 tháng một phần nội dung, phạm vi liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm hành chính trong Giấy phép thành lập và hoạt động đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.

Theo đó nếu có hành vi ép khách hàng đến vay mua bảo hiểm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức xử phạt tiền từ 40 – 50 triệu đồng.

Lưu ý, mức phạt tiền nêu trên chỉ áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền của tổ chức sẽ gấp 02 lần cá nhân. Do đó, trường hợp ngân hàng vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 80 triệu đến 100 triệu đồng.

Hơn nữa có thể bị đình chỉ hoạt động từ 02 - 03 tháng một phần nội dung, phạm vi liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm hành chính trong Giấy phép thành lập và hoạt động.

Ngân hàng ép khách hàng mua bảo hiểm để được giải ngân vay vốn sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định hiện nay?

Ngân hàng ép khách hàng mua bảo hiểm để được giải ngân vay vốn sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)

Phản ánh việc ngân hàng ép khách hàng đi vay vốn mua bảo hiểm như thế nào?

Do các ngân hàng khi thực hiện hoạt động liên quan đến bảo hiểm thì chỉ được khuyến khích khách hàng tham gia bảo hiểm trên tinh thần tự nguyện mà không được bắt buộc hay lấy đây làm điều kiện bắt buộc khách hàng thực hiện mới được giải ngân vay vốn.

Trường hợp gặp tình huống nêu trên, thì hiện nay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thiết lập đường dây nóng để nắm bắt và xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân và các cơ quan, doanh nghiệp liên quan đến hoạt động ngân hàng.

Do đó, công dân có thể gọi cho Hotline như sau để phản ánh tình trạng ngân hàng ép khách hàng đi vay vốn mua bảo hiểm:

- Số cố định: (024) 3936.1017

- Số di động: 0942.966.854

- Hoặc chọn gửi thư điện tử qua địa chỉ Email: duongdaynong.cqttgsnh@sbv.gov.vn

Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong kinh doanh bảo hiểm?

Tại Điều 9 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định những hành vi nghiêm cấm trong kinh doanh bảo hiểm như sau:

- Hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm khi không có giấy phép thành lập và hoạt động.

- Hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm không đúng phạm vi được cấp phép.

- Hoạt động đại lý bảo hiểm, hoạt động dịch vụ phụ trợ bảo hiểm khi không đáp ứng điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các hành vi gian lận bao gồm:

+ Thông đồng với người thụ hưởng để giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật;

+ Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm;

+ Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;

+ Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm.

+ Đe dọa, cưỡng ép giao kết hợp đồng bảo hiểm.

Có bao nhiêu loại bảo hiểm bắt buộc theo quy định hiện nay?

Căn cứ vào Điều 8 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:

Bảo hiểm bắt buộc
1. Bảo hiểm bắt buộc là sản phẩm bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng, môi trường và an toàn xã hội.
2. Bảo hiểm bắt buộc bao gồm:
a) Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;
b) Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc;
c) Bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng;
d) Bảo hiểm bắt buộc quy định tại luật khác đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, bảo hiểm bắt buộc hiện nay gồm có những loại sau:

- Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;

- Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc;

- Bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng;

- Bảo hiểm bắt buộc quy định tại luật khác đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}