Mức phụ cấp chức vụ đối với chức danh Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã từ 01/7/2023 là bao nhiêu?
Mức phụ cấp chức vụ đối với chức danh Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã từ 01/7/2023 là bao nhiêu?
Mức phụ cấp của Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã được tính dựa trên hệ số phụ cấp và mức lương cơ sở. Công thức tính mức phụ cấp chức vụ như sau:
Mức phụ cấp chức vụ = Hệ số phụ cấp x Mức lương cơ sở
Trong đó:
- Hệ số phụ cấp
Hiện nay, tại điểm c Điều 7 Nghị định 92/2009/NĐ-CP quy định về hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với chức danh Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã là 0.2.
Bên cạnh đó, theo quy định mới tại Điều 19 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về phụ cấp chức vụ lãnh đạo cấp xã:
Phụ cấp chức vụ lãnh đạo cấp xã
Cán bộ cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo so với mức lương cơ sở như sau:
1. Bí thư Đảng ủy: 0,30.
2. Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân: 0,25.
3. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân: 0,20.
4. Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh: 0,15.
Như vậy, theo quy định trên, mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với chức danh Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã vẫn giữ ở mức 0,20.
- Mức lương cơ sở
Từ 01/7/2023, mức lương cơ sở được tăng lên 1.800.000 đồng ( theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP như sau:
Mức lương cơ sở
...
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.
Phụ cấp chức vụ của Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã từ 01/7/2023 được tính như sau:
Mức phụ cấp chức vụ = 0.2 x 1.800.000 = 360.000 đồng/tháng
Như vậy, mức phụ cấp chức vụ đối với chức danh Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã từ ngày 01/07/2023 là 360.000 đồng/tháng.
* Lưu ý: Nghị định 33/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/08/2023.
Nghị định 92/2009/NĐ-CP hết hiệu lực từ ngày 01/08/2023.
Mức phụ cấp chức vụ đối với chức danh Phó chủ tịch Hội đồng Nhân dân xã từ ngày 01/07/2023 (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã bao gồm những nhiệm vụ nào?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 33/2023/NĐ-CP về nhiệm vụ của từng chức vụ cán bộ cấp xã như sau:
Nhiệm vụ của từng chức vụ cán bộ cấp xã
...
4. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã
a) Thực hiện các nhiệm vụ theo phân công của Thường trực Hội đồng nhân dân và của Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã;
b) Giúp Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã chỉ đạo hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân và các Ban của Hội đồng nhân dân cấp xã trong phạm vi được phân công; ký các văn bản và giải quyết công việc của Thường trực Hội đồng nhân dân khi được Chủ tịch Hội đồng nhân dân ủy nhiệm;
c) Chủ trì hoặc tham gia các hội nghị, cuộc họp khi được Chủ tịch Hội đồng nhân dân phân công; triệu tập và chủ tọa các cuộc họp định kỳ, đột xuất theo phân công của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã hoặc theo quy định tại quy chế làm việc của Hội đồng nhân dân cấp xã;
d) Các nhiệm vụ khác theo quy định của Đảng, của pháp luật có liên quan và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.
Như vậy, theo quy định trên thì Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 33/2023/NĐ-CP nêu trên.
Tiêu chuẩn đối với chức danh Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã là gì?
Tiêu chuẩn đối với chức danh Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân được quy định tại khoản 4 Điều 7 Quyết định 04/2004/QĐ-BNV.
Tiêu chuẩn đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân:
+ Tuổi đời: Tuổi của Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định phù hợp với tình hình đặc điểm của địa phương nhưng tuổi tham gia lần đầu phải đảm bảo làm việc ít nhất hai nhiệm kỳ.
+ Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông.
+ Lý luận chính trị: Có trình độ trung cấp lý luận chính trị đối với khu vực đồng bằng; khu vực miền núi phải được bồi dưỡng lý luận chính trị tương đương trình độ sơ cấp trở lên.
+ Chuyên môn, nghiệp vụ: Có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên đối với khu vực đồng bằng. Với khu vực miền núi phải được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn tương đương trình độ sơ cấp trở lên.Ngành chuyên môn phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của từng loại hình đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. Đã qua lớp bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước, nghiệp vụ quản lý kinh tế, kiến thức và kỹ năng hoạt động đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.
Như vậy, theo quy định trên tiêu chuẩn đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân bao gồm:
- Tuổi đời: Tuổi của Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định phù hợp với tình hình đặc điểm của địa phương nhưng tuổi tham gia lần đầu phải đảm bảo làm việc ít nhất hai nhiệm kỳ.
- Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông.
- Lý luận chính trị: Có trình độ trung cấp lý luận chính trị đối với khu vực đồng bằng; khu vực miền núi phải được bồi dưỡng lý luận chính trị tương đương trình độ sơ cấp trở lên.
- Chuyên môn, nghiệp vụ: Có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên đối với khu vực đồng bằng. Với khu vực miền núi phải được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn tương đương trình độ sơ cấp trở lên.Ngành chuyên môn phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của từng loại hình đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. Đã qua lớp bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước, nghiệp vụ quản lý kinh tế, kiến thức và kỹ năng hoạt động đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;